Cơ quan thường trực giúp việc của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện theo quy định là cơ quan nào?
Cơ quan thường trực giúp việc của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện theo quy định là cơ quan nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện ban hành kèm theo Quyết định 372/QĐ-BCĐQGTCTD năm 2020 quy định về các cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện như sau:
Các cuộc họp của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo họp khi cần thiết theo quyết định của Trưởng Ban Chỉ đạo. Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo hoặc ủy quyền Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan thường trực giúp việc, đảm bảo các hoạt động của Ban Chỉ đạo; phục vụ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, chuẩn bị tài liệu, ý kiến kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo.
Như vậy, theo quy định thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan thường trực giúp việc, đảm bảo các hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm phục vụ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, chuẩn bị tài liệu, ý kiến kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo.
Cơ quan thường trực giúp việc của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện theo quy định là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện là ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện ban hành kèm theo Quyết định 372/QĐ-BCĐQGTCTD năm 2020 quy định về thành phần của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện như sau:
Thành phần Ban Chỉ đạo
1. Trưởng Ban: Thủ tướng Chính phủ.
2. Phó Trưởng Ban: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Các thành viên:
- Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Lãnh đạo Bộ Tài chính;
- Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Lãnh đạo Bộ Công Thương;
- Lãnh đạo Bộ Tư pháp;
- Lãnh đạo Bộ Ngoại giao;
- Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Lãnh đạo Bộ Công an;
- Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam;
- Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.
Như vậy, theo quy định thì Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện ban hành kèm theo Quyết định 372/QĐ-BCĐQGTCTD năm 2020 quy định về Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện như sau:
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ như sau:
1. Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo; điều hành trang thông tin điện tử của Ban Chỉ đạo. Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về các nhiệm vụ được phân công.
2. Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo điều phối các thành viên Ban Chỉ đạo trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo;
3. Đôn đốc triển khai, tổng hợp báo cáo về hoạt động của Ban Chỉ đạo.
4. Thay mặt Trưởng Ban Chỉ đạo triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo khi được ủy quyền.
5. Là đầu mối phối hợp công tác giữa Ban Chỉ đạo và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
6. Ban hành quyết định thành lập, quy chế tổ chức, hoạt động và chỉ đạo hoạt động của Tổ thường trực giúp việc.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo giao.
Như vậy, theo quy định thì Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện có các nhiệm vụ sau đây:
(1) Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo;
Điều hành trang thông tin điện tử của Ban Chỉ đạo.
Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về các nhiệm vụ được phân công.
(2) Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo điều phối các thành viên Ban Chỉ đạo trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo;
(3) Đôn đốc triển khai, tổng hợp báo cáo về hoạt động của Ban Chỉ đạo.
(4) Thay mặt Trưởng Ban Chỉ đạo triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo khi được ủy quyền.
(5) Là đầu mối phối hợp công tác giữa Ban Chỉ đạo và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
(6) Ban hành quyết định thành lập, quy chế tổ chức, hoạt động và chỉ đạo hoạt động của Tổ thường trực giúp việc.
(7) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?