Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia có phải Bộ Công an hay không?
Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia có phải Bộ Công an hay không?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 07/2014/NĐ-CP về Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia như sau:
Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia là cơ quan tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống khủng bố trong phạm vi cả nước.
Bộ Công an là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia và có cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách gọi là Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia.
2. Thành phần của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia gồm:
- Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban;
- Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Thành viên;
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Thành viên;
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Thành viên;
- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Thành viên;
- Bộ trưởng Bộ Y tế, Thành viên;
- Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thành viên;
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thành viên;
- Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách công tác an ninh, Thành viên thường trực;
- Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thành viên.
3. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định bổ sung thành viên là Bộ trưởng hoặc cán bộ cấp cao khác tham gia Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia trên cơ sở đề nghị của Trưởng Ban Chỉ đạo.
Theo quy định trên, Bộ Công an là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia và có cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách gọi là Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia.
Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia là gì?
Theo Điều 6 Nghị định 07/2014/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật phòng, chống khủng bố.
2. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện công tác phòng, chống khủng bố.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành phương án xử lý các tình huống khủng bố, cơ chế chỉ đạo, chỉ huy xử lý các tình huống khủng bố.
4. Tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết các vụ khủng bố trong trường hợp phải ban bố tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Theo đó, Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Bộ Công an có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 07/2014/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Bộ Công an như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an
1. Giúp Bộ trưởng Bộ Công an tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống khủng bố của Bộ Công an; phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện công tác phòng, chống khủng bố.
2. Tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia về chiến lược, chương trình, kế hoạch, phương án, biện pháp, giải pháp phòng, chống khủng bố; xử lý khủng bố, khắc phục, hạn chế hậu quả do khủng bố gây ra.
3. Giúp Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện pháp luật, chương trình, kế hoạch phòng, chống khủng bố; theo dõi, chỉ đạo công tác hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố; đôn đốc, chỉ đạo việc kiểm tra công tác điều tra, xác minh những vụ việc khủng bố nghiêm trọng, phức tạp.
4. Phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu chỉ đạo xử lý các vụ khủng bố; thực hiện phương án phòng, chống khủng bố, diễn tập phương án phòng, chống khủng bố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
5. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công an theo dõi, đôn đốc hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân được giao thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố; hướng dẫn, đôn đốc hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
6. Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo xử lý vụ khủng bố xảy ra tại mục tiêu, địa bàn do Bộ Công an quản lý, vụ khủng bố xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, vụ khủng bố vượt quá khả năng xử lý của lực lượng phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định này; chỉ đạo khắc phục, hạn chế hậu quả do khủng bố gây ra trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an.
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Công an giao.
Như vậy, Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố Bộ Công an có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 7 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?