Cơ quan thuộc diện được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án sử dụng kinh phí tiết kiệm được cho mục đích gì?
Cơ quan nào được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án?
Cơ quan nào được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BTP-BTC quy định như sau:
Đối tượng được bảo đảm tài chính để thi hành án
1. Đối tượng được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án được quy định tại Điều 39 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự.
…
Theo đó, những cơ quan được quy định tại Điều 39 Nghị định 62/2015/NĐ-CP được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án, cụ thể:
– Cơ quan nhà nước.
– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan, đơn vị thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoạt động hoàn toàn bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.
– Đơn vị sự nghiệp do nhà nước thành lập, được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.
– Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BTP-BTC quy định trường hợp những cơ quan nêu trên hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi thì thực hiện bảo đảm tài chính như sau:
– Trường hợp hợp nhất, sáp nhập thì tổ chức mới tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Nếu tổ chức mới thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì ngân sách nhà nước bảo đảm tài chính để thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
– Trường hợp chia, tách thì cơ quan ra quyết định chia, tách phải xác định rõ tổ chức tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thi hành án theo quyết định chia, tách. Trường hợp quyết định chia, tách không quy định nghĩa vụ của các tổ chức mới thì sau khi chia, tách các tổ chức mới có trách nhiệm liên đới thực hiện nghĩa vụ thi hành án của tổ chức bị chia, tách. Nếu các tổ chức mới thuộc đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều này thì ngân sách nhà nước bảo đảm tài chính để thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
– Trường hợp giải thể, chuyển đổi thì cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định giải thể, chuyển đổi có trách nhiệm xác định rõ tổ chức tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án. Trường hợp quyền, nghĩa vụ thi hành án của tổ chức bị giải thể, chuyển đổi được chuyển giao cho tổ chức khác thì tổ chức mới tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
Khi nào những cơ quan thuộc diện được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án?
Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BTP-BTC quy định như sau:
Điều kiện bảo đảm tài chính để thi hành án
Cơ quan, tổ chức phải thi hành án thuộc diện được bảo đảm tài chính để thi hành án được ngân sách nhà nước bảo đảm tài chính để thi hành án sau khi:
1. Đã yêu cầu người có lỗi thực hiện nghĩa vụ nhưng người đó chưa có khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc có nhưng số tiền đã nộp chỉ đáp ứng một phần nghĩa vụ thi hành án.
2. Cơ quan, tổ chức đã sử dụng khoản kinh phí tiết kiệm được từ nguồn kinh phí tự chủ theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước hoặc các cơ quan nhà nước thực hiện theo cơ chế tài chính đặc thù được cấp có thẩm quyền quyết định sau khi đã sử dụng kinh phí tiết kiệm, chênh lệch thu chi hoặc các đơn vị sự nghiệp công lập đã sử dụng kinh phí giao tự chủ tài chính theo quy định của Chính phủ hoặc khoản kinh phí tiết kiệm được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động hàng năm theo quy định tại Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08 tháng 09 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhưng vẫn không có khả năng thi hành án.
Khoản kinh phí tiết kiệm nêu trên được xác định tại thời điểm đơn vị lập hồ sơ bảo đảm tài chính để thi hành án và chỉ được sử dụng để bảo đảm cho các nghĩa vụ phải thi hành án. Kể từ thời điểm có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đến thời điểm cơ quan, tổ chức phải thi hành án lập hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính, cơ quan, tổ chức phải thi hành án không được phép chi khen thưởng, phúc lợi, thu nhập tăng thêm.
Theo đó, những cơ quan, tổ chức phải thi hành án thuộc diện được bảo đảm tài chính để thi hành án được ngân sách nhà nước bảo đảm tài chính để thi hành án sau khi:
– Đã yêu cầu người có lỗi thực hiện nghĩa vụ nhưng người đó chưa có khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc có nhưng số tiền đã nộp chỉ đáp ứng một phần nghĩa vụ thi hành án.
– Đã sử dụng khoản kinh phí tiết kiệm được từ nguồn kinh phí tự chủ hoặc các cơ quan nhà nước thực hiện theo cơ chế tài chính đặc thù được cấp có thẩm quyền quyết định sau khi đã sử dụng kinh phí tiết kiệm, chênh lệch thu chi hoặc các đơn vị sự nghiệp công lập đã sử dụng kinh phí giao tự chủ tài chính theo quy định của Chính phủ hoặc khoản kinh phí tiết kiệm được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động hàng năm.
Lưu ý:
– Khoản kinh phí tiết kiệm nêu trên được xác định tại thời điểm đơn vị lập hồ sơ bảo đảm tài chính để thi hành án và chỉ được sử dụng để bảo đảm cho các nghĩa vụ phải thi hành án.
– Kể từ thời điểm có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đến thời điểm cơ quan, tổ chức phải thi hành án lập hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính, cơ quan, tổ chức phải thi hành án không được phép chi khen thưởng, phúc lợi, thu nhập tăng thêm.
Cơ quan thuộc diện được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án sử dụng kinh phí tiết kiệm được cho mục đích gì?
Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 130/2005/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 117/2013/NĐ-CP) quy định cơ quan thuộc diện được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án sử dụng kinh phí tiết kiệm được cho mục đích như sau:
(1) Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức:
– Cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 lần so với mức tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do nhà nước quy định để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức.
– Trên cơ sở tổng nguồn kinh phí được phép chi trên đây, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho từng cán bộ, công chức (hoặc cho từng bộ phận trực thuộc) theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người (hoặc từng bộ phận trực thuộc);
(2) Chi khen thưởng:
Chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công việc và thành tích đóng góp ngoài chế độ khen thưởng theo quy định hiện hành của Luật thi đua khen thưởng;
(3) Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của cán bộ, công chức; trợ cấp khó khăn đột xuất cho cán bộ, công chức, kể cả đối với những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế;
(4) Trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức. Số kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển vào quỹ dự phòng ổn định thu nhập;
(5) Trong năm, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được tạm ứng từ dự toán đã giao thực hiện chế độ tự chủ để chi thu nhập tăng thêm, chi cho các hoạt động phúc lợi, chi bổ sung phục vụ các hoạt động nghiệp vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?