Cơ quan thi hành án hình sự có được ra quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại hay không?
- Cơ quan thi hành án hình sự có được ra quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại hay không?
- Cơ quan thi hành án hình sự gửi quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại đến các cơ quan khác thế nào?
- Việc áp dụng cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại thực hiện theo nguyên tắc gì? Tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm thế nào?
Cơ quan thi hành án hình sự có được ra quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại hay không?
Căn cứ theo Điều 163 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định như sau:
Cưỡng chế thi hành án
1. Pháp nhân thương mại chấp hành án không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Pháp nhân thương mại phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án.
2. Cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó cơ quan thi hành án hình sự là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại.
Cơ quan thi hành án hình sự (Hình từ Internet)
Cơ quan thi hành án hình sự gửi quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại đến các cơ quan khác thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 nghị định 44/2020/NĐ-CP có quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải gửi quyết định cưỡng chế cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại có liên quan, pháp nhân thương mại, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Trường hợp thi hành biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Nghị định 44/2020/NĐ-CP, là:
- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản).
- Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.
Thì quyết định cưỡng chế còn phải được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản kê biên hoặc nơi có tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử bị tạm giữ hoặc nơi có con dấu bị tạm giữ hoặc thu hồi trước khi thi hành 03 ngày làm việc để phối hợp thực hiện.
Việc áp dụng cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại thực hiện theo nguyên tắc gì? Tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 44/2020/NĐ-CP thì áp dụng cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
- Việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại, nội dung, tính chất, mức độ, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương.
- Thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hành án không quá thời hạn chấp hành hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; thời hạn bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp được xác định khi biện pháp tư pháp được thi hành xong.
- Pháp nhân thương mại có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp cưỡng chế trong cùng một thời điểm nếu việc áp dụng một biện pháp cưỡng chế không đủ để bảo đảm thi hành án.
- Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có liên quan trong cưỡng chế thi hành án.
Bên cạnh đó tại Điều 9 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế như sau:
Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế
1. Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế; công bố ngay các quyết định liên quan được ban hành trong quá trình thực hiện cưỡng chế trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình.
2. Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp theo yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế; công bố ngay trên cổng thông tin, trang điện tử của cơ quan, tổ chức mình các quyết định được cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ban hành trong quá trình cưỡng chế khi nhận được.
3. Cơ quan quản lý Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có trách nhiệm đăng các quyết định được cơ quan thi hành án có thẩm quyền ban hành trong quá trình cưỡng chế lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi nhận được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Cách hạch toán thuế môn bài đúng quy định?
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?