Cơ quan thi hành án cấp quân khu có nằm trong hệ thống tổ chức thi hành án dân sự không? Thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án cấp quân khu được quy định như thế nào?
Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự có bao gồm cơ quan thi hành án cấp quân khu không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về hệ thống tổ chức thi hành án dân sự như sau:
Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự
Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự bao gồm:
1. Cơ quan quản lý thi hành án dân sự:
a) Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp;
b) Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Cơ quan thi hành án dân sự:
a) Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh);
b) Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện);
c) Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu).
Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự; tên gọi, cơ cấu, tổ chức cụ thể của cơ quan thi hành án dân sự.
Đồng thời, tại Điều 52 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về hệ thống tổ chức thi hành án dân sự như sau:
Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự
1. Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự, trừ hệ thống tổ chức thi hành án trong quân đội quy định tại Điều 54 Nghị định này được tổ chức và quản lý tập trung, thống nhất, gồm có:
a) Ở Trung ương: Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan quản lý thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp;
b) Ở cấp tỉnh: Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thi hành án dân sự) là cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự;
c) Ở cấp huyện: Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chi cục Thi hành án dân sự) là cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc Cục Thi hành án dân sự.
2. Tổng cục Thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, trụ sở và tài khoản riêng.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc phân cấp quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự.
Theo đó, hệ thống tổ chức thi hành án dân sự, trừ hệ thống tổ chức thi hành án trong quân đội được tổ chức và quản lý tập trung, thống nhất gồm cơ quan quản lý thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự.
Cơ quan quản lý thi hành án dân sự gồm:
- Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp;
- Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.
Cơ quan thi hành án dân sự gồm:
- Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
- Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;
- Cơ quan thi hành án cấp quân khu.
Như vậy, hệ thống tổ chức thi hành án dân sự có bao gồm cơ quan thi hành án cấp quân khu theo quy định nêu trên.
Cơ quan thi hành án cấp quân khu (Hình từ Internet)
Cơ quan thi hành án cấp quân khu có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Thi hành án dân sự 2008, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp quân khu
1. Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật này.
2. Tổng kết thực tiễn công tác thi hành án theo thẩm quyền; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu.
3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này.
4. Phối hợp với các cơ quan chức năng của quân khu trong việc quản lý cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án cấp quân khu theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.
5. Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan thi hành án phạt tù trong quân đội trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.
6. Giúp Tư lệnh quân khu và tương đương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 172 của Luật này.
Theo đó, cơ quan thi hành án cấp quân khu có các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định cụ thể như trên.
Cơ quan thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền thi hành án như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 35 Luật Thi hành án dân sự 2008, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định về thẩm quyền thi hành án như sau:
Thẩm quyền thi hành án
...
3. Cơ quan thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:
a) Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Toà án quân sự quân khu và tương đương trên địa bàn;
b) Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Toà án quân sự khu vực trên địa bàn;
c) Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Toà án quân sự trung ương chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu;
d) Quyết định dân sự của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu;
đ) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cơ quan thi hành án cấp quân khu khác ủy thác.
Như vậy, cơ quan thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định theo quy định cụ thể trên.
Xem văn bản hợp nhất các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thi hành án dân sự do Văn phòng Quốc hội ban hành.
Lưu ý: văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?