Cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện những hoạt động thanh tra nào? Biên chế của Thanh tra BHXH Việt Nam do ai quyết định?
Cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện những hoạt động thanh tra nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 216/QĐ-BHXH năm 2024 thì cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện những hoạt động thanh tra sau:
- Thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
- Thanh tra các vụ việc khác khi được Tổng Giám đốc giao;
- Thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Hướng dẫn Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra để tổng hợp và trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành; Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- Giám sát hoạt động thanh tra; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam, quyết định xử lý về thanh tra của Tổng Giám đốc;
- Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đối với vụ việc do Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam kết luận khi cần thiết;
- Xử phạt vi phạm hành chính; kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
- Xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra theo quy định.
Cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện những hoạt động thành tra nào? Biên chế của Thanh tra BHXH Việt Nam do ai quyết định? (Hình từ Internet)
Cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham mưu giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam những công việc gì?
Cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham mưu giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 216/QĐ-BHXH năm 2024 những công việc sau:
- Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong toàn Ngành;
- Xây dựng và ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Chương trình, kế hoạch về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Đề xuất cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Đề xuất với các cơ quan có liên quan phối hợp thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm phát hiện qua thanh tra.
Biên chế của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Viêt Nam do ai quyết định?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Quyết định 216/QĐ-BHXH năm 2024 như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, thanh tra viên và viên chức.
2. Các phòng trực thuộc gồm
a) Phòng Hành chính - Tổng hợp, Giám sát và xử lý sau thanh tra (gọi tắt là Phòng 1);
b) Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo (gọi tắt là Phòng 2);
c) Phòng Thanh tra đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (gọi tắt là Phòng 3);
d) Phòng Thanh tra đóng bảo hiểm y tế và kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo hiểm y tế (gọi tắt là Phòng 4);
đ) Phòng Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và kiểm tra về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (gọi tắt là Phòng 5);
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc quy định.
3. Biên chế của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc quyết định.
4. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của các phòng thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái theo đề nghị của Chánh Thanh tra. Số lượng Phó Trưởng phòng theo quy định của Chính phủ.
5. Thanh tra viên, viên chức của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được bổ nhiệm, tuyển dụng theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như vậy, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quyền quyết định biên chế của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?