Cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự chỉ đạo của ai? Biên chế của cơ quan này do ai quyết định?
Cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự chỉ đạo của ai?
Quy định về người chỉ đạo cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại Điều 1 Quyết định 216/QĐ-BHXH năm 2024 như sau:
Vị trí và chức năng
Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng tham mưu, giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và luật chuyên ngành khác; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, chi trả bảo hiểm thất nghiệp, chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự chỉ đạo, điều hành của Tổng Giám đốc và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự chỉ đạo, điều hành của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham mưu, giúp Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam những vấn đề gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 216/QĐ-BHXH năm 2024, cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ tham mưu, giúp Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam những vấn đề sau:
- Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong toàn Ngành.
- Xây dựng và ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Chương trình, kế hoạch về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Đề xuất cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Đề xuất với các cơ quan có liên quan phối hợp thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Bảo hiểm xã hội tỉnh) thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm phát hiện qua thanh tra.
Biên chế của cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam do ai quyết định?
Người quyết định biên chế của cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định tại Điều 4 Quyết định 216/QĐ-BHXH năm 2024 như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, thanh tra viên và viên chức.
2. Các phòng trực thuộc gồm
a) Phòng Hành chính - Tổng hợp, Giám sát và xử lý sau thanh tra (gọi tắt là Phòng 1);
b) Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo (gọi tắt là Phòng 2);
c) Phòng Thanh tra đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (gọi tắt là Phòng 3);
d) Phòng Thanh tra đóng bảo hiểm y tế và kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo hiểm y tế (gọi tắt là Phòng 4);
đ) Phòng Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và kiểm tra về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (gọi tắt là Phòng 5);
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng trực thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc quy định.
3. Biên chế của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc quyết định.
4. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của các phòng thuộc Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái theo đề nghị của Chánh Thanh tra. Số lượng Phó Trưởng phòng theo quy định của Chính phủ.
5. Thanh tra viên, viên chức của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được bổ nhiệm, tuyển dụng theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như vậy, biên chế của cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?