Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam đặt trụ sở tại đâu? Nhiệm vụ cụ thể của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam là gì?
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam đặt trụ sở tại đâu?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 3689/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định về vị trí và chức năng của cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện quốc gia các nước thành viên Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây viết tắt là CITES) theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được sử dụng tài khoản của Cục Kiểm lâm để hoạt động theo quy định của pháp luật; kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp thông qua Cục Kiểm lâm.
3. Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam đặt tại Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; có đại diện tại thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Tên giao dịch Quốc tế: The Viet Nam CITES Management Authority.
Như vậy, theo quy định nêu trên, cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam đặt trụ sở tại Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và có đại diện tại thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam đặt trụ sở tại đâu? Nhiệm vụ cụ thể của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam trong việc thực thi quyền và nghĩa vụ của nước thành viên CITES là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 3689/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 thì Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có nhiệm vụ tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thực thi quyền và nghĩa vụ của nước thành viên CITES, một số nhiệm vụ cụ thể:
(1) Đại diện quốc gia đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên CITES tại các cuộc họp Hội nghị các nước thành viên CITES;
(2) Chủ trì, phối hợp với các Cơ quan khoa học CITES Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thực thi CITES tại Việt Nam;
(3) Tổ chức thực hiện các hoạt động về truyền thông, quan hệ quốc tế, hợp tác song phương, đa phương trong thực thi CITES và phòng chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
(4) Dịch và công bố danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định tại các Phụ lục CITES sau khi được Hội nghị các quốc gia thành viên thông qua;
(5) Đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định tại các Phụ lục CITES;
(6) In ấn, phát hành giấy phép, giấy chứng chỉ CITES; cấp, thu hồi giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
(7) Hướng dẫn việc cấp, hủy mã số cơ sở nuôi, trồng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; đăng ký tới Ban Thư ký CITES cơ sở nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định tại Phụ lục I CITES vì mục đích thương mại đủ điều kiện xuất khẩu;
(8) Phối hợp kiểm tra về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES tại khu vực cửa khẩu khi có đề nghị của cơ quan liên quan;
(9) Xử lý và hướng dẫn xử lý mẫu vật quy định tại Phụ lục CITES bị tịch thu theo quy định của pháp luật Việt Nam và CITES;
(10) Hướng dẫn, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ trong xử lý mẫu vật theo quy định và thực thi các quy định của CITES.
Giám đốc của cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam do ai bổ nhiệm?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 3689/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định về cơ cấu tổ chức của cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có Giám đốc và Phó Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm lâm và quy định của pháp luật.
2. Giám đốc điều hành hoạt động và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam. Phó Giám đốc giúp Giám đốc theo dõi, chỉ đạo, quản lý, điều hành một số nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
...
Như vậy, theo quy định, Giám đốc của cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm lâm và quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân mới nhất? Hướng dẫn viết bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân?