Cơ quan quản lý nhà nước tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là cơ quan nào?
- Cơ quan quản lý nhà nước tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là cơ quan nào?
- Cơ quan quản lý nhà nước chỉ tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương khi nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan nhà nước được Chính phủ phân công tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương thế nào?
Cơ quan quản lý nhà nước tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là cơ quan nào?
Theo Điều 109 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về cơ quan quản lý nhà nước tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
1. Cơ quan quản lý nhà nước tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là Chính phủ. Chính phủ phân công Bộ, cơ quan ngang Bộ tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
2. Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ trong việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
Theo quy định cơ quan quản lý nhà nước tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là Chính phủ.
Chính phủ phân công Bộ, cơ quan ngang Bộ tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
Cơ quan quản lý nhà nước tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là ai? (Hình từ internet)
Cơ quan quản lý nhà nước chỉ tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương khi nào?
Theo Điều 108 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định nguyên tắc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương của cơ quan quản lý nhà nước như sau:
Nguyên tắc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương của cơ quan quản lý nhà nước
1. Chỉ tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương liên quan đến quan hệ giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích của Việt Nam được bảo vệ kịp thời, hợp lý giữa các bên tham gia tranh chấp.
3. Các tranh chấp về ngoại thương giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài do các thương nhân giải quyết theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo quy định nêu trên thì cơ quan quản lý nhà nước chỉ tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương liên quan đến quan hệ giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương của cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc:
- Bảo đảm quyền và lợi ích của Việt Nam được bảo vệ kịp thời, hợp lý giữa các bên tham gia tranh chấp.
- Các tranh chấp về ngoại thương giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài do các thương nhân giải quyết theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan nhà nước được Chính phủ phân công tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương thế nào?
Theo khoản 5 Điều 59 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan nhà nước được Chính phủ phân công tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương như sau:
Cơ quan chủ trì
...
5. Cơ quan chủ trì có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận, xử lý các thông tin, tài liệu liên quan đến giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
b) Làm đầu mối liên lạc, trao đổi với Chính phủ nước ngoài tham gia vụ việc tranh chấp và với cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
c) Chủ trì, phối hợp với Cơ quan đầu mối và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương tại cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
d) Phối hợp với Cơ quan đầu mối và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xây dựng kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
đ) Chủ trì, phối hợp với Cơ quan đầu mối và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc chỉ định trọng tài viên trong trường hợp thành lập cơ quan trọng tài giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
e) Chủ trì, phối hợp với Cơ quan đầu mối lựa chọn, thuê và giám sát tổ chức hành nghề luật sư (sau đây gọi chung là luật sư) tư vấn giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
g) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xử lý các vấn đề liên quan đến tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương, trong đó có việc thuê chuyên gia kỹ thuật và mời nhân chứng phục vụ quá trình giải quyết tranh chấp.
h) Tham gia phiên xét xử của cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
i) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Cơ quan đầu mối và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương theo Nghị định này và quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm là gì? Tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm được xác định thế nào?
- Nghị định 177/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng ra sao?
- Sau ngày 1 1 2025 mới cập nhật sinh trắc học được không? Hướng dẫn xác thực sinh trắc học 1 1 2025?
- Nghị định 163/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông như thế nào?
- Nghị định 172 quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu giá tài sản từ ngày 1/1/2025 như thế nào?