Cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin định danh khách hàng của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bằng các hình thức nào?
- Thông tin định danh khách hàng của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là các thông tin nào?
- Cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin định danh khách hàng của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bằng các hình thức nào?
- Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin định danh khách hàng của cơ quan nhà nước thì chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện như thế nào?
Thông tin định danh khách hàng của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là các thông tin nào?
Thông tin định danh khách hàng của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là các thông tin được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 117/2018/NĐ-CP thì thông tin định danh khách hàng là thông tin sau đây:
- Đối với khách hàng cá nhân: họ và tên, mẫu chữ ký, chữ ký điện tử, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, địa chỉ nơi đăng ký thường trú, nơi ở hiện tại, địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài đối với người nước ngoài, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (thông tin về thị thực đối với khách hàng cá nhân là người nước ngoài) của khách hàng hoặc của người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (gọi chung là người đại diện hợp pháp) và các thông tin có liên quan khác;
- Đối với khách hàng là tổ chức: tên giao dịch đầy đủ, tên viết tắt, giấy phép hoặc quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương; địa chỉ đặt trụ sở chính, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử và thông tin quy định tại điểm a khoản này của người đại diện hợp pháp và các thông tin có liên quan khác.
Cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin định danh khách hàng của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bằng các hình thức nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin định danh khách hàng của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bằng các hình thức nào?
Cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin định danh khách hàng của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bằng các hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 117/2018/NĐ-CP như sau:
Hình thức yêu cầu, cung cấp thông tin khách hàng
1. Hình thức yêu cầu, cung cấp thông tin khách hàng:
a) Hình thức gián tiếp: yêu cầu, cung cấp thông tin khách hàng được thực hiện thông qua các tổ chức cung ứng dịch vụ bưu chính hoặc thông qua phương tiện điện tử, hệ thống mạng viễn thông và mạng máy tính.
Việc yêu cầu, cung cấp thông tin khách hàng thông qua phương tiện điện tử, hệ thống mạng viễn thông, mạng máy tính phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, hướng dẫn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và phù hợp với điều kiện kỹ thuật của các bên;
b) Hình thức trực tiếp: yêu cầu, cung cấp thông tin khách hàng được thực hiện tại trụ sở tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và thông qua người đại diện của các bên.
2. Giao nhận thông tin khách hàng:
a) Đối với hình thức gián tiếp thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ bưu chính: việc giao, nhận bưu gửi chứa thông tin khách hàng phải theo hình thức bảo đảm, vào sổ ghi nhận, theo dõi việc giao, nhận bưu gửi chứa thông tin khách hàng giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức cung ứng dịch vụ bưu chính;
b) Đối với hình thức gián tiếp thông qua phương tiện điện tử, hệ thống mạng viễn thông và mạng máy tính: việc truyền, nhận, cung cấp, lưu trữ thông tin khách hàng phải bảo đảm an toàn thông tin và tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, an toàn thông tin mạng, hướng dẫn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Đối với hình thức trực tiếp: việc giao nhận thông tin khách hàng phải được lập thành biên bản, có con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền theo phân cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và chữ ký của người đại diện nhận thông tin khách hàng.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin định danh khách hàng của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bằng các hình thức sau: Hình thức gián tiếp và hình thức trực tiếp.
Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin định danh khách hàng của cơ quan nhà nước thì chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện như thế nào?
Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin định danh khách hàng của cơ quan nhà nước thì chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 117/2018/NĐ-CP như sau:
- Trường hợp hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng đầy đủ theo quy định tại Nghị định này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu thập và cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan nhà nước theo đúng yêu cầu và thời hạn quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Trường hợp cung cấp trực tiếp cho người đại diện của cơ quan nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải yêu cầu người đại diện xuất trình chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu để đối chiếu khớp đúng với văn bản yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng trước khi giao nhận thông tin khách hàng;
- Trường hợp hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng chưa đầy đủ theo quy định tại Nghị định này, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu cơ quan nhà nước hoặc người đại diện bổ sung đầy đủ thông tin và tài liệu cần thiết theo đúng quy định tại Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có xét thưởng đột xuất đối với cá nhân thuộc Bộ Nội vụ có đơn thư khiếu nại được báo chí nêu đang được xác minh không?
- Thu hồi vốn tạm ứng đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đối với việc bồi thường tái định cư như thế nào?
- Tổng hợp mẫu Thông báo nghỉ Tết Dương lịch 2025 dành cho doanh nghiệp? Tải mẫu Thông báo nghỉ Tết Dương lịch 2025 ở đâu?
- Hướng dẫn cơ sở lập bản thuyết minh báo cáo tài chính theo Thông tư 133 và trình bày sự thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu?
- Bổ sung thêm trường hợp hoàn thuế GTGT từ 01/7/2025 theo Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 thế nào?