Cơ quan nào thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cho ngành Giao thông vận tải?
- Cơ quan nào thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cho ngành Giao thông vận tải?
- Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải có bao nhiêu khoa?
- Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải là gì?
Cơ quan nào thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cho ngành Giao thông vận tải?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 2591/QĐ-BGTVT năm 2018 quy định về vị trí và chức năng của Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Vị trí và chức năng
1. Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải (sau đây gọi tắt là Trường) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải, chịu sự quản lý nghiệp vụ của các cơ quan nhà nước có liên quan.
2. Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Giao thông vận tải và theo nhu cầu xã hội phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng và Kho bạc Nhà nước, có trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội.
Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải, chịu sự quản lý nghiệp vụ của các cơ quan nhà nước có liên quan.
Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Giao thông vận tải và theo nhu cầu xã hội phù hợp với quy định của pháp luật.
Cơ quan nào thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cho ngành Giao thông vận tải?
Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải có bao nhiêu khoa?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 2591/QĐ-BGTVT năm 2018 quy định về cơ cấu tổ chức của Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Ban Giám hiệu gồm: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng.
2. Các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Phòng Đào tạo và Quản lý khoa học.
b) Phòng Tài chính kế toán.
c) Phòng Tổ chức - Hành chính.
3. Các Khoa:
a) Khoa Cơ bản và Lý luận chính trị.
b) Khoa Quản lý nhà nước.
c) Khoa Bồi dưỡng chuyên ngành.
4. Trung tâm Đào tạo, tư vấn và ứng dụng khoa học công nghệ.
Như vậy, Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải có các khoa sau:
- Khoa Cơ bản và Lý luận chính trị.
- Khoa Quản lý nhà nước.
- Khoa Bồi dưỡng chuyên ngành.
Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 2591/QĐ-BGTVT năm 2018 quy định như sau:
Ban Giám hiệu
1. Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải làm việc theo chế độ thủ trưởng. Hiệu trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trường; giúp việc cho Hiệu trưởng có các Phó Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công.
2. Hiệu trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm.
3. Các Phó Hiệu trưởng, Kế toán trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Hiệu trưởng.
4. Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng, cấp phó các phòng, khoa, Trung tâm, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
Hiệu trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải.
Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải là gì?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 2591/QĐ-BGTVT năm 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
(1) Xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) phê duyệt kế hoạch xây dựng, phát triển Trường phù hợp với yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức việc thực hiện.
(2) Xây dựng trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Giao thông vận tải.
(3) Đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính; bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới, đối tượng kết nạp đảng; bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng theo phân cấp.
(4) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tượng 3, đối tượng 4.
(5) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch cán sự và tương đương, ngạch chuyên viên và tương đương, ngạch chuyên viên chính và tương đương; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
(6) Bồi dưỡng kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế; kiến thức về quản lý kinh tế, quản trị và điều hành doanh nghiệp.
(7) Bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ.
(8) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong nước và nước ngoài tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
(9) Tham gia xây dựng và tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về an toàn giao thông.
(10) Quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng theo phân cấp.
(11) Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn và hợp tác nghiên cứu với các tổ chức trong nước và nước ngoài về khoa học quản lý, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật. Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu xây dựng các chương trình, đề án, đề tài khóa học được phân công.
(12) Tổ chức các hội thảo khoa học, tập huấn nghiệp vụ liên quan đến phát triển, hội nhập quốc tế, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải.
(13) Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc tổ chức thi tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.
(14) Quản lý và cấp văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận cho người học theo quy định hiện hành.
(15) Phối hợp với các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu trong nước và nước ngoài trong công tác đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác khi được các cơ quan có thẩm quyền cho phép.
(16) Trường thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
(17) Quản lý bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật; xây dựng trình Bộ trưởng cơ cấu tổ chức, vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, viên chức của Trường.
(18) Xây dựng và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trường, quy chế thu chi nội bộ; thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo về các hoạt động của Trường theo quy định của pháp luật. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định; tổ chức thu các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
(19) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?