Điều kiện để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và việc sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng được quy định như thế nào?
- Việc thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
- Điều kiện để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
- Việc sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Việc thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 01/2018/TT-BNV quy định về thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm như sau:
Thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm
1. Những chương trình, khóa bồi dưỡng, tập huấn sau đây được tính vào việc thực hiện hình thức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc tối thiểu hàng năm của cán bộ, công chức, viên chức:
a) Các chương trình bồi dưỡng theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
b) Các khóa tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ;
c) Các khóa bồi dưỡng ở nước ngoài.
2. Thời gian tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn quy định tại khoản 1 Điều này được cộng dồn để tính thời gian thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm.
...
3. Trường hợp khóa bồi dưỡng, tập huấn tổ chức kéo dài sang năm sau thì được tính vào việc thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm của năm mà khóa bồi dưỡng, tập huấn bắt đầu.
...
Theo đó, những chương trình, khóa bồi dưỡng, tập huấn sau đây được tính vào việc thực hiện hình thức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc tối thiểu hàng năm của cán bộ, công chức, viên chức là những chương trình được quy định tại khoản 1 Điều 3 nêu trên.
Thời gian tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn được cộng dồn để tính thời gian thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm.
Trong trường hợp khóa bồi dưỡng, tập huấn tổ chức kéo dài sang năm sau thì được tính vào việc thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm của năm mà khóa bồi dưỡng, tập huấn bắt đầu.
Chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (Hình từ Internet)
Điều kiện để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Điều kiện để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Điều 6 Thông tư 03/2023/TT-BNV (Có hiệu lực từ ngày 15/06/2023) như sau:
Điều kiện để được cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng
Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng được cấp cho học viên có đủ các điều kiện sau đây:
1. Tham gia học tập đầy đủ theo quy định của chương trình bồi dưỡng.
2. Có đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch, tiểu luận, đề án theo quy định của chương trình bồi dưỡng; các bài kiểm tra, viết thu hoạch, tiểu luận, đề án phải đạt từ 50% số điểm trở lên theo thang điểm quy định của chương trình.
3. Chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; quy chế, nội quy học tập của Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu.
Như vậy, để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Tham gia học tập đầy đủ theo quy định của chương trình bồi dưỡng.
- Có đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch, tiểu luận, đề án theo quy định của chương trình bồi dưỡng; các bài kiểm tra, viết thu hoạch, tiểu luận, đề án phải đạt từ 50% số điểm trở lên theo thang điểm quy định của chương trình.
- Chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; quy chế, nội quy học tập của Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu.
Trước đây, căn cứ Điều 5 Thông tư 01/2018/TT-BNV (Hết hiệu lực từ ngày 15/06/2023) quy định về điều kiện để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng như sau:
Điều kiện để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng
Chứng chỉ bồi dưỡng được cấp cho những học viên có đủ các điều kiện sau đây:
1. Tham gia học tập đầy đủ theo quy định của chương trình bồi dưỡng;
2. Có đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch, khóa luận, đề án theo quy định của chương trình bồi dưỡng; các bài kiểm tra, viết thu hoạch, khóa luận, đề án phải đạt từ 05 điểm trở lên (chấm theo thang điểm 10);
3. Chấp hành quy chế, nội quy học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các quy định của pháp luật về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng thì cán bộ, công chức, viên chức phải tham gia học tập đầy đủ theo quy định của chương trình bồi dưỡng và có đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch, khóa luận, đề án theo quy định của chương trình bồi dưỡng; các bài kiểm tra, viết thu hoạch, khóa luận, đề án phải đạt từ 05 điểm trở lên (chấm theo thang điểm 10).
Đồng thời cán bộ, công chức, viên chức phải chấp hành quy chế, nội quy học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các quy định của pháp luật về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Việc sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 101/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP quy định về chứng chỉ chương trình bồi dưỡng như sau:
Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu cấp chứng chỉ các chương hình bồi dưỡng được giao thực hiện.
2. Viên chức có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật được sử dụng thay thế chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tương ứng.
3. Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã sử dụng trên phạm vi toàn quốc. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về quản lý, sử dụng và mẫu chứng chỉ.
Theo đó, viên chức có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật được sử dụng thay thế chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tương ứng.
Và chứng chỉ chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã sử dụng trên phạm vi toàn quốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?