Cơ quan nào có trách nhiệm nộp tiền tạm ứng chi phí giám định trong tố tụng hình sự? Thủ tục tạm ứng chi phí giám định thực hiện như thế nào?
Chi phí giám định, tiền tạm ứng chi phí giám định trong tố tụng hình sự được hiểu như thế nào?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 giải thích thì:
- Chi phí giám định được hiểu là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho công việc giám định do tổ chức, cá nhân thực hiện giám định tính căn cứ vào quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Tiền tạm ứng chi phí giám định là số tiền do tổ chức, cá nhân thực hiện giám định tạm tính để thực hiện giám định theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
Tố tụng hình sự (Hình từ Internet)
Những cơ quan nào có trách nhiệm nộp tiền tạm ứng chi phí giám định trong tố tụng hình sự?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Cơ quan có trách nhiệm nộp tiền tạm ứng chi phí giám định như sau:
Cơ quan có trách nhiệm nộp tiền tạm ứng chi phí giám định
1. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
2. Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Theo quy định trên, cơ quan có trách nhiệm nộp tiền tạm ứng chi phí giám định trong tố tụng hình sự là cơ quan tiến hành tố tụng hình sự theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 gồm:
+ Cơ quan điều tra;
+ Viện kiểm sát;
+ Tòa án.
Thủ tục tạm ứng chi phí giám định trong tố tụng hình sự thực hiện như thế nào?
Chi phí giám định là một trong những chi phí trong tố tụng hình sự theo điểm b khoản 4 Điều 135 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Chi phí giám định được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định thì Thủ tục tạm ứng và thanh toán chi phí định giá, định giá lại tài sản thực hiện theo các quy định của pháp luật về chi phí giám định, định giá trong tố tụng.
Căn cứ theo Điều 7 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Thủ tục tạm ứng chi phí giám định như sau:
Thủ tục tạm ứng chi phí giám định
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám định xác định và thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh này về mức tiền tạm ứng, thời gian nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng nộp tiền tạm ứng theo thông báo của tổ chức, cá nhân thực hiện giám định.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 7 Nghị định 81/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục tạm ứng chi phí giám định
1. Trong trường hợp có nhu cầu tạm ứng chi phí giám định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định gửi Hồ sơ đề nghị tạm ứng chi phí giám định theo quy định tại Khoản 2 Điều này tới cơ quan tiến hành tố tụng.
2. Hồ sơ đề nghị tạm ứng chi phí giám định bao gồm:
a) Giấy đề nghị tạm ứng chi phí giám định có các nội dung chính sau: Tên, địa chỉ, mã số thuế của tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; mức đề nghị tạm ứng; thời gian và phương thức thực hiện tạm ứng chi phí giám định.
b) Bản tính toán tổng chi phí thực hiện giám định và cơ sở tính toán chi phí thực hiện giám định.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đủ Hồ sơ đề nghị tạm ứng của tổ chức, cá nhân thực hiện giám định, cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định có trách nhiệm xem xét và thực hiện việc tạm ứng theo đề nghị tạm ứng cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định. Mức tạm ứng tối đa không quá chi phí giám định do tổ chức, cá nhân thực hiện giám định đã tính toán gửi trong Hồ sơ đề nghị tạm ứng theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định xác định và thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự theo khoản 1 Điều 6 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 nêu trên về mức tiền tạm ứng, thời gian nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự nộp tiền tạm ứng theo thông báo của tổ chức, cá nhân thực hiện giám định theo trình tự sau:
- Trong trường hợp có nhu cầu tạm ứng chi phí giám định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định gửi Hồ sơ đề nghị tạm ứng chi phí giám định tới cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
- Hồ sơ đề nghị tạm ứng chi phí giám định gồm:
+ Giấy đề nghị tạm ứng chi phí giám định có các nội dung chính sau: Tên, địa chỉ, mã số thuế của tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; mức đề nghị tạm ứng; thời gian và phương thức thực hiện tạm ứng chi phí giám định.
+ Bản tính toán tổng chi phí thực hiện giám định và cơ sở tính toán chi phí thực hiện giám định.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đủ Hồ sơ đề nghị tạm ứng của tổ chức, cá nhân thực hiện giám định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trưng cầu giám định có trách nhiệm xem xét và thực hiện việc tạm ứng theo đề nghị tạm ứng cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định.
Mức tạm ứng tối đa không quá chi phí giám định do tổ chức, cá nhân thực hiện giám định đã tính toán gửi trong Hồ sơ đề nghị tạm ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?