Cơ quan nào có thẩm quyền xác định phạm vi khu vực cửa khẩu chính? Người nào được ra vào khu vực cửa khẩu?

Cho tôi hỏi cơ quan nào có thẩm quyền xác định phạm vi khu vực cửa khẩu chính? Tôi thắc mắc người nào được ra vào khu vực cửa khẩu? Người được tạm trú trong khu vực cửa khẩu được quy định gồm những ai? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Minh Tú đến từ Vĩnh Long.

Cơ quan nào có thẩm quyền xác định phạm vi khu vực cửa khẩu chính?

Cơ quan có thẩm quyền xác định phạm vi khu vực cửa khẩu chính được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 112/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 31/07/2023) như sau:

Thẩm quyền xác định phạm vi khu vực cửa khẩu; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa và quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới
1. Chính phủ quyết định phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới
a) Quyết định phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng xác định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa và báo cáo Chính phủ quyết định;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường để lập, thẩm định quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
d) Lập, thẩm định, phê duyệt đối với quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng tại khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương);
đ) Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới.
3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành của tỉnh, gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an, Ngoại vụ, Công Thương, Y tế, Hải quan, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện có cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới xác định phạm vi khu vực cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Như vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng xác định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương).

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành của tỉnh, gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an, Ngoại vụ, Công Thương, Y tế, Hải quan, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện có cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới xác định phạm vi khu vực cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Trước đây, căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định thẩm quyền xác định phạm vi khu vực cửa khẩu như sau:

Thẩm quyền xác định phạm vi khu vực cửa khẩu
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương xác định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) và báo cáo Chính phủ quyết định.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành của tỉnh, gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an, Ngoại vụ, Công Thương, Y tế, Hải quan, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân cấp huyện có cửa khẩu phụ, lối mở biên giới xác định phạm vi khu vực cửa khẩu phụ, lối mở biên giới và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương xác định phạm vi khu vực cửa khẩu chính.

Khu vực cửa khẩu

Khu vực cửa khẩu (Hình từ Internet)

Người nào được ra vào khu vực cửa khẩu?

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định hoạt động ở khu vực cửa khẩu như sau:

Hoạt động ở khu vực cửa khẩu
1. Những người được ra, vào khu vực cửa khẩu:
a) Hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;
b) Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan nhà nước liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;
c) Nhân viên các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, thương mại trong khu vực cửa khẩu;
d) Người điều khiển, người làm việc trên phương tiện chuyên chở hàng hóa, hành khách xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Chủ hàng, người kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra vào khu vực cửa khẩu thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
e) Người đến làm việc với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;
g) Người đến khám, chữa bệnh (trường hợp trong khu vực cửa khẩu có khu vực y tế dành cho khám, chữa bệnh);
h) Ngoài những trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, g Khoản này, những người ra, vào khu vực cửa khẩu với mục đích thăm quan, đón tiễn hoặc mục đích khác phải được phép và chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát, hướng dẫn của Đồn Biên phòng cửa khẩu.
...

Theo đó, những người được ra, vào khu vực cửa khẩu bao gồm những người sau đây:

- Hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;

- Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan nhà nước liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;

- Nhân viên các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, thương mại trong khu vực cửa khẩu;

- Người điều khiển, người làm việc trên phương tiện chuyên chở hàng hóa, hành khách xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh;

- Chủ hàng, người kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra vào khu vực cửa khẩu thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;

- Người đến làm việc với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;

- Người đến khám, chữa bệnh (trường hợp trong khu vực cửa khẩu có khu vực y tế dành cho khám, chữa bệnh);

- Ngoài những trường hợp quy định trên, những người ra, vào khu vực cửa khẩu với mục đích thăm quan, đón tiễn hoặc mục đích khác phải được phép và chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát, hướng dẫn của Đồn Biên phòng cửa khẩu.

Người được tạm trú trong khu vực cửa khẩu được quy định gồm những ai?

Theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định hoạt động ở khu vực cửa khẩu như sau:

Hoạt động ở khu vực cửa khẩu
...
2. Những người được tạm trú trong khu vực cửa khẩu:
a) Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;
b) Nhân viên các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, thương mại trong khu vực cửa khẩu;
c) Người Việt Nam, người nước ngoài lưu lại trong khu vực cửa khẩu vì lý do chưa hoàn thành thủ tục xuất, nhập đối với người, phương tiện, hàng hóa hoặc những người lưu lại trong khu vực cửa khẩu vì lý do hợp pháp khác, thì phải đăng ký tạm trú và chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của Trạm Biên phòng cửa khẩu.
3. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, thương mại trong khu vực cửa khẩu phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp và phải hoạt động theo đúng lĩnh vực quy định trong giấy phép.
...

Theo đó, những người được tạm trú trong khu vực cửa khẩu gồm những cá nhân, tổ chức được quy định như trên.

Cửa khẩu
Hàng hóa xuất khẩu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có được bảo lãnh tiền thuế không? Nếu được thì thời hạn bão lãnh là bao lâu?
Pháp luật
Mẫu phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa được quy định thế nào?
Pháp luật
Trị giá CIF là gì? Cách tính LVC theo Trị giá CIF đối với hàng hóa xuất khẩu? Thương nhân đề nghị cấp C/O có được lựa chọn công thức tính LVC không?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ có được miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng trước thông quan hay không?
Pháp luật
Điều kiện và hồ sơ hải quan để xuất khẩu thuốc tây có xuất xứ Việt nam qua thị trường Campuchia?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong những trường hợp nào?
Pháp luật
CFS đối với hàng hóa xuất khẩu được cấp trong trường hợp nào? Văn bản đề nghị cấp CFS cần nêu rõ những thông tin gì?
Pháp luật
Quy hoạch cửa khẩu là gì? Việc quy hoạch cửa khẩu biên giới cần phải căn cứ vào đâu theo quy định?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thì có phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hay không?
Pháp luật
Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực (RVC) đối với hàng hóa xuất khẩu? Thương nhân lựa chọn công thức tính RVC dựa trên cơ sở nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cửa khẩu
2,081 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cửa khẩu Hàng hóa xuất khẩu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào