Cơ quan nào có quyền thẩm định đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế?
- Cơ quan nào có quyền thẩm định đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế?
- Việc phê duyệt đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế được thực hiện thế nào?
- Trình tự tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế được quy định thế nào?
Cơ quan nào có quyền thẩm định đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế?
Theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 53/2009/NĐ-CP quy định về thẩm định đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp phát hành trái phiếu có bảo lãnh Chính phủ như sau:
Thẩm định đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp
1. Đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp phát hành trái phiếu có bảo lãnh Chính phủ:
a) Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trình cơ quan chủ quảm hoặc Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên phê duyệt và gửi cho Bộ Tài chính bộ hồ sơ để thẩm định. Hồ sơ bao gồm:
- Đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Quyết định phê duyệt đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền (bản sao);
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết định đầu tư của các dự án liên quan tới đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp (bản sao);
- Xác nhận của công ty đánh giá hệ số tín nhiệm công bố hệ số tín nhiệm của Người phát hành (bản sao) nếu đợt phát hành cần có hệ số tín nhiệm.
b) Sau khi nhận được đủ hồ sơ đề nghị được phát hành của doanh nghiệp, Bộ Tài chính sẽ chủ trì thẩm định theo các nội dung sau:
(i) Mục đích phát hành: trên cơ sở các dự án được nêu trong đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tiến hành thẩm định nhu cầu vốn của các dự án dự kiến sử dụng nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp, xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành trong 3 năm gần nhất. Nếu việc phát hành có liên quan tới nhiều dự án khác nhau, việc thẩm định sẽ tiến hành trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn và tình hình tài chính của từng đơn vị sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế.
(ii) Các thủ tục liên quan của các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế: các dự án dự kiến sử dụng nguồn tiền từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp phải là các dự án đã hoàn thành các thủ tục đầu tư trong nước và có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
...
Theo quy định trên, cơ quan có quyền thẩm định đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế là Bộ Tài chính.
Tải về mẫu phát hành trái phiếu doanh nghiệp mới nhất 2023: Tại Đây
Trái phiếu doanh nghiệp (Hình từ Internet)
Việc phê duyệt đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế được thực hiện thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 53/2009/NĐ-CP quy định về phê duyệt đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp phát hành trái phiếu có bảo lãnh Chính phủ như sau:
Phê duyệt đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp
1. Đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp phát hành trái phiếu có bảo lãnh Chính phủ:
Sau khi thẩm định đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp và lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp đồng thời kiến nghị về khả năng phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
...
Theo đó, sau khi thẩm định đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp và lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định đề án.
Đồng thời Bộ Tài chính kiến nghị về khả năng phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trình tự tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 53/2009/NĐ-CP về tổ chức phát hành như sau:
Tổ chức phát hành
1. Sau khi đề án phát hành trái phiếu được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 19 Nghị định này, các doanh nghiệp triển khai việc chuẩn bị và thực hiện việc phát hành theo trình tự nêu tại Điều 7 Nghị định này với tư cách là Người phát hành.
2. Sau khi phát hành, doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm báo cáo kết quả phát hành cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đợt phát hành và Bộ Tài chính.
Như vậy, sau khi đề án phát hành trái phiếu được các cấp có thẩm quyền phê duyệt thì các doanh nghiệp triển khai việc chuẩn bị và thực hiện việc phát hành với tư cách là Người phát hành.
Sau khi phát hành, doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm báo cáo kết quả phát hành cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đợt phát hành và Bộ Tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 155/2024 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn thế nào? Toàn văn Nghị định 155/2024?
- Mẫu quyết định bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên mới nhất? Tải về mẫu quyết định bãi nhiệm?
- Mẫu báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại mới nhất là mẫu nào? Báo cáo kết quả xác minh gồm những nội dung nào?
- Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc lớp 7? Yêu cầu cần đạt đối với môn ngữ văn cấp 2?
- Hệ thống lọc phần mềm độc hại là gì? Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thư điện tử cần có hệ thống lọc phần mềm độc hại không?