Cơ quan nào có quyền cấp bản sao điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên?
- Cơ quan nào có quyền cấp bản sao điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên?
- Bộ Ngoại giao thực hiện việc lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên trong trường hợp nào?
- Việc lưu trữ điều ước quốc tế được thực hiện như thế nào?
- Những cơ quan nào phải đăng tải điều ước quốc tế khi nhận được bản sao điều ước quốc tế có hiệu lực do Bộ Ngoại giao gửi?
Cơ quan nào có quyền cấp bản sao điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên?
Căn cứ theo Điều 61 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về cấp bản sao điều ước quốc tế như sau:
Cấp bản sao điều ước quốc tế
Bộ Ngoại giao cấp bản sao điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được lưu trữ, lưu chiểu tại Bộ Ngoại giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật có liên quan.
Theo quy định trên, Bộ Ngoại giao cấp bản sao điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được lưu trữ, lưu chiểu tại Bộ Ngoại giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Bộ Ngoại giao thực hiện việc lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên trong trường hợp nào?
Tại Điều 57 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên như sau:
Lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên
Bộ Ngoại giao thực hiện việc lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được chỉ định là cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế đó.
Như vậy, Bộ Ngoại giao thực hiện việc lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được chỉ định là cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế đó.
Việc lưu trữ điều ước quốc tế được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 58 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định lưu trữ điều ước quốc tế như sau:
Lưu trữ điều ước quốc tế
1. Bộ Ngoại giao lưu trữ bản chính điều ước quốc tế hai bên; bản sao điều ước quốc tế nhiều bên mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được cơ quan lưu chiểu chứng thực; văn kiện phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế; giấy ủy quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế; giấy ủy nhiệm tham dự hội nghị quốc tế và các văn kiện khác có liên quan.
2. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm gửi Bộ Ngoại giao bản chính hoặc bản sao được chứng thực và bản dịch bằng tiếng Việt của điều ước quốc tế, giấy ủy quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế của phía nước ngoài theo thời hạn quy định tại Điều 26 và Điều 46 của Luật này.
Theo đó, Bộ Ngoại giao lưu trữ bản chính điều ước quốc tế hai bên; bản sao điều ước quốc tế nhiều bên mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được cơ quan lưu chiểu chứng thực; văn kiện phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế; giấy ủy quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế; giấy ủy nhiệm tham dự hội nghị quốc tế và các văn kiện khác có liên quan.
Những cơ quan nào phải đăng tải điều ước quốc tế khi nhận được bản sao điều ước quốc tế có hiệu lực do Bộ Ngoại giao gửi?
Căn cứ theo Điều 60 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về cấp bản sao điều ước quốc tế như sau:
Đăng tải điều ước quốc tế
1. Điều ước quốc tế có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được đăng tải trên Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cổng thông tin điện tử của cơ quan đề xuất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài hoặc có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp có yêu cầu không đăng tải điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm thông báo nội dung phải thực hiện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện quy định có liên quan của điều ước quốc tế.
2. Cơ quan Công báo đăng tải điều ước quốc tế trên Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản sao điều ước quốc tế có hiệu lực do Bộ Ngoại giao gửi.
3. Cơ quan đề xuất đăng tải điều ước quốc tế trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được bản sao điều ước quốc tế có hiệu lực do Bộ Ngoại giao gửi. Trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài thì phải đăng tải cả bản dịch điều ước quốc tế bằng tiếng Việt.
4. Bộ Ngoại giao đăng tải điều ước quốc tế trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày sao lục điều ước quốc tế theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Theo đó, cơ quan Công báo đăng tải điều ước quốc tế trên Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản sao điều ước quốc tế có hiệu lực do Bộ Ngoại giao gửi.
Cơ quan đề xuất đăng tải điều ước quốc tế trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được bản sao điều ước quốc tế có hiệu lực do Bộ Ngoại giao gửi. Trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài thì phải đăng tải cả bản dịch điều ước quốc tế bằng tiếng Việt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy chuyên dùng gồm những xe nào 2025? Điều kiện xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ ra sao?
- Các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng theo Nghị định 175? Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng?
- Yêu cầu chung về quản lý xả nước thải sau xử lý ra môi trường là gì? Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
- Ô tô chạy quá tốc độ 10 đến 20km/h bị phạt bao nhiêu 2025? Lỗi ô tô chạy quá tốc độ 10 đến 20km/h bị trừ bao nhiêu điểm?
- Danh mục công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn lợi ích cộng đồng mới nhất theo Nghị định 175 gồm công trình nào?