Cơ quan hải quan được từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định RCEP đối với các trường hợp nào?
- Cơ quan hải quan được từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định RCEP đối với các trường hợp nào?
- Việc nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan quá thời hạn quy định thì có bị từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan không?
- Những chứng từ nào cần được nộp để chứng nhận xuất xứ hàng hóa?
Cơ quan hải quan được từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định RCEP đối với các trường hợp nào?
Từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định RCEP (Hình từ Internet)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư 05/2022/TT-BCT thì cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan đối với một trong hai trường hợp sau:
- Hàng hóa không đáp ứng quy định tại Thông tư 05/2022/TT-BCT.
- Nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa không chứng minh được hàng hóa đáp ứng quy định tại Thông tư 05/2022/TT-BCT để được hưởng ưu đãi thuế quan.
Trường hợp cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan, cơ quan hải quan phải cung cấp cho nhà nhập khẩu quyết định bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 27 Thông tư 05/2022/TT-BCT cũng quy định cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan trong các trường hợp sau đây:
- Cơ quan hải quan không nhận được đủ thông tin để xác định hàng hóa có xuất xứ.
- Nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu không phản hồi bằng văn bản đề nghị kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 24 Thông tư 05/2022/TT-BCT.
- Đề nghị kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 24 Thông tư 05/2022/TT-BCT bị từ chối.
Việc nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan quá thời hạn quy định thì có bị từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan không?
Căn cứ Điều 25 Thông tư 05/2022/TT-BCT quy định về nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:
Nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi thuế quan
1. Để được hưởng ưu đãi thuế quan, nhà nhập khẩu nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa còn hiệu lực cho cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu.
…
4. Trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được nộp cho cơ quan hải quan quá thời hạn quy định, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa vẫn có thể được chấp nhận nếu việc không tuân thủ thời hạn nêu trên là do bất khả kháng hoặc do những nguyên nhân chính đáng khác nằm ngoài kiểm soát của nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu.
Theo đó, trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được nộp cho cơ quan hải quan quá thời hạn quy định thì chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa vẫn có thể được chấp nhận nếu việc không tuân thủ thời hạn nêu trên thuộc các trường hợp sau:
- Do bất khả kháng;
- Do những nguyên nhân chính đáng khác nằm ngoài kiểm soát của nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu.
Những chứng từ nào cần được nộp để chứng nhận xuất xứ hàng hóa?
Tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 05/2022/TT-BCT quy định như sau:
Quy định chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa
...
2. Hàng hóa có xuất xứ của các nước thành viên nhập khẩu vào Việt Nam được xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định RCEP khi nộp một trong các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa sau:
a) C/O được cấp bởi cơ quan, tổ chức cấp C/O theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 Thông tư này.
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do nhà xuất khẩu đủ điều kiện phát hành theo quy định tại Điều 20 và Điều 22 Thông tư này.
Căn cứ quy định trên thì các chứng từ cần nộp để được xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định RCEP bao gồm:
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp theo quy định của Thông tư 05/2022/TT-BCT đối với hàng hóa có xuất xứ của Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên.
- Các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa có xuất xứ của các nước thành viên nhập khẩu vào Việt Nam sau:
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp bởi cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 Thông tư 05/2022/TT-BCT.
+ Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do nhà xuất khẩu đủ điều kiện phát hành theo quy định tại Điều 20 và Điều 22 Thông tư 05/2022/TT-BCT.
Và tại khoản 3 Điều 19 Thông tư 05/2022/TT-BCT quy định về các yêu cầu đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu trên như sau:
- Được phát hành dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác bao gồm dạng điện tử.
- Bao gồm các thông tin tối thiểu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 05/2022/TT-BCT.
- Có hiệu lực trong vòng 01 năm kể từ ngày phát hành.
- Sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, có chữ ký và tên của người tự chứng nhận và thời điểm phát hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?