Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự, đình chỉ bị can, bị cáo là pháp nhân trong trường hợp nào?
- Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự, đình chỉ bị can, bị cáo là pháp nhân trong trường hợp nào?
- Cơ quan điều tra phải ra quyết định phục hồi điều tra vụ án hình sự, phục hồi điều tra bị can, bị cáo là pháp nhân khi nào?
- Khi ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự thì cơ quan điều tra có phải hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế đối với pháp nhân không?
Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự, đình chỉ bị can, bị cáo là pháp nhân trong trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 443 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo là pháp nhân như sau:
Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả mà đã hết thời hạn điều tra. Trường hợp này việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
2. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo là pháp nhân khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Không có sự việc phạm tội;
b) Hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm;
c) Hành vi phạm tội của pháp nhân đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
d) Hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được pháp nhân thực hiện tội phạm;
đ) Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo là pháp nhân khi thuộc một trong các trường hợp:
- Không có sự việc phạm tội;
- Hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm;
- Hành vi phạm tội của pháp nhân đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
- Hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được pháp nhân thực hiện tội phạm;
- Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quyết định đình chỉ vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Cơ quan điều tra phải ra quyết định phục hồi điều tra vụ án hình sự, phục hồi điều tra bị can, bị cáo là pháp nhân khi nào?
Căn cứ vào Điều 32 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định như sau:
Tạm đình chỉ điều tra
1. Khi có căn cứ tạm đình chỉ điều tra, Điều tra viên và Kiểm sát viên phải phối hợp rà soát chứng cứ, tài liệu bảo đảm việc tạm đình chỉ điều tra có căn cứ, đúng quy định tại Điều 229, Điều 443 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trước khi ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án, quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định tạm đình chỉ điều tra đối với bị can, Cơ quan điều tra phải xử lý các vấn đề liên quan (nếu có) theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát phải mở sổ theo dõi và quản lý các vụ án, bị can tạm đình chỉ điều tra. Điều tra viên và Kiểm sát viên thường xuyên rà soát để thống nhất các vụ án, bị can tạm đình chỉ điều tra. Khi thấy lý do tạm đình chỉ điều tra không còn thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định phục hồi điều tra vụ án, phục hồi điều tra bị can. Đối với trường hợp đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc do thay đổi quy định của pháp luật mà hành vi phạm tội không bị coi là tội phạm nữa, thì Cơ quan điều tra trao đổi với Viện kiểm sát trước khi ra quyết định đình chỉ điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Như vậy, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát phải mở sổ theo dõi và quản lý các vụ án, bị can tạm đình chỉ điều tra.
Điều tra viên và Kiểm sát viên thường xuyên rà soát để thống nhất các vụ án, bị can tạm đình chỉ điều tra.
Khi thấy lý do tạm đình chỉ điều tra không còn thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định phục hồi điều tra vụ án, phục hồi điều tra bị can, bị cáo là pháp nhân.
Khi ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự thì cơ quan điều tra có phải hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế đối với pháp nhân không?
Căn cứ vào Điều 33 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định như sau:
Đình chỉ điều tra
1. Khi có căn cứ đình chỉ điều tra, Điều tra viên và Kiểm sát viên phải phối hợp rà soát chứng cứ, tài liệu bảo đảm việc đình chỉ điều tra có căn cứ, đúng quy định tại Điều 230, Điều 443 Bộ luật Tố tụng hình sự; nếu thấy đủ căn cứ thì Điều tra viên báo cáo Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can; nếu thấy không đủ căn cứ thì Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra.
2. Khi ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can, Cơ quan điều tra phải hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), xử lý vật chứng, những vấn đề khác có liên quan và thực hiện việc thông báo, gửi cho Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; đối với biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế do Viện kiểm sát phê chuẩn, Cơ quan điều tra phải có văn bản thông báo để Viện kiểm sát quyết định việc hủy bỏ.
Như vậy, khi ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can, Cơ quan điều tra phải hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), xử lý vật chứng, những vấn đề khác có liên quan.
Sau đó thực hiện việc thông báo, gửi cho Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Đối với biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế do Viện kiểm sát phê chuẩn, Cơ quan điều tra phải có văn bản thông báo để Viện kiểm sát quyết định việc hủy bỏ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?