Cổ phiếu tăng hoặc giảm bao nhiêu phiên liên tục thì phải công bố thông tin theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch chứng khoán?
Cổ phiếu tăng hoặc giảm bao nhiêu phiên liên tục thì phải công bố thông tin theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch chứng khoán?
Quy định việc tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải thực hiện công bố thông tin bất thường trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ khi giá chứng khoán niêm yết của công ty (trường hợp là tổ chức niêm yết) tăng trần hoặc giảm sàn từ mười (10) phiên liên tiếp trở lên tại điểm 1.5 Điều 11 Thông tư 52/2012/TT-BTC đã hết hiệu lực. Tuy nhiên Thông tư hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán hiện hành lại không có quy định về việc tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải thực hiện công bố thông tin bất thường khi tăng hoặc giảm sàn bao nhiêu phiên liên tục thì phải công bố thông tin theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch chứng khoán.
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định:
"Điều 15. Công bố thông tin bất thường
1. Tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố thông tin bất thường trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Thông tư này.
2. Tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Quyết định tăng, giảm vốn điều lệ;
b) Quyết định góp vốn đầu tư vào một tổ chức, dự án, vay, cho vay hoặc các giao dịch khác với giá trị từ 10% trở lên trên tổng tài sản của công ty tại báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (căn cứ vào báo cáo tài chính hợp nhất đối với trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ);
c) Quyết định góp vốn có giá trị từ 50% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức (xác định theo vốn điều lệ của tổ chức nhận vốn góp trước thời điểm góp vốn)."
Theo đó, tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố thông tin bất thường nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Như vậy, không còn quy định về việc giải trình khi tăng hoặc giảm sàn bao nhiêu phiên liên tục thì phải công bố thông tin theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch chứng khoán.
Cổ phiếu
Khi nào phải công bố thông tin theo yêu cầu đối với tổ chức niêm yết cổ phiếu?
Theo Điều 16 Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định:
"Điều 16. Công bố thông tin theo yêu cầu
Tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn công bố thông tin theo yêu cầu quy định tại Điều 12 Thông tư này."
Tại Điều 12 Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định:
"Điều 12. Công bố thông tin theo yêu cầu
1. Trong các trường hợp sau đây, công ty đại chúng phải công bố thông tin trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán nơi công ty niêm yết, đăng ký giao dịch khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Sự kiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;
b) Có thông tin liên quan đến công ty ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán và cần phải xác nhận thông tin đó.
2. Nội dung thông tin công bố theo yêu cầu phải nêu rõ sự kiện được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán yêu cầu công bố; nguyên nhân và đánh giá của công ty về tính xác thực của sự kiện đó, giải pháp khắc phục (nếu có)."
Như vậy, khi xảy ra sự kiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; Hoặc có thông tin liên quan đến công ty ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán và cần phải xác nhận thông tin đó, kể từ khi nhận được yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán nơi công ty niêm yết, công ty đại chúng phải công bố thông tin trong thời hạn 24 giờ theo quy định nêu trên.
Công bố thông tin theo yêu cầu cần đảm bảo các nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 119 Luật Chứng khoán 2019 quy định:
"Điều 119. Nguyên tắc công bố thông tin
1. Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác, kịp thời.
2. Đối tượng công bố thông tin phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin công bố. Trường hợp có thay đổi nội dung thông tin đã công bố, đối tượng công bố thông tin phải công bố kịp thời, đầy đủ nội dung thay đổi và lý do thay đổi so với thông tin đã công bố trước đó.
3. Đối tượng quy định tại Điều 118 của Luật này khi công bố thông tin phải đồng thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và tổ chức nơi chứng khoán đó niêm yết, đăng ký giao dịch về nội dung thông tin công bố.
4. Việc công bố thông tin của tổ chức phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Việc công bố thông tin của cá nhân do cá nhân tự thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức hoặc cá nhân khác thực hiện.
5. Đối tượng công bố thông tin có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ thông tin đã công bố, báo cáo theo quy định của pháp luật."
Theo đó, khi tiến hành công bố thông tin nói chung cần đảm bảo những nguyên tắc nêu trên. Như vậy, việc công bố thông tin theo yêu cầu cũng phải đảm bảo nguyên tắc công bố thông tin theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?