Cổ phiếu phổ thông tiềm năng là gì? Ví dụ về cổ phiếu phổ thông tiềm năng theo quy định tại Chuẩn mực số 30?
Cổ phiếu phổ thông tiềm năng là gì? Ví dụ về cổ phiếu phổ thông tiềm năng?
Cổ phiếu phổ thông tiềm năng được giải thích tại Mục 04 Chuẩn mực số 30 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC, cụ thể như sau:
04. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
...
Cổ phiếu phổ thông tiềm năng: Là công cụ tài chính hoặc một hợp đồng khác cho phép người sở hữu có được cổ phiếu phổ thông.
...
06. Ví dụ về cổ phiếu phổ thông tiềm năng gồm:
a) Khoản nợ tài chính hoặc công cụ vốn, bao gồm cả cổ phiếu ưu đãi, có thể chuyển đổi sang cổ phiếu phổ thông;
b) Quyền chọn và chứng quyền;
c) Cổ phiếu được phát hành dựa trên việc thỏa mãn một số điều kiện nhất định theo thỏa thuận mang tính hợp đồng. Ví dụ: Việc mua doanh nghiệp hoặc các tài sản khác.
Theo đó, cổ phiếu phổ thông tiềm năng là công cụ tài chính hoặc một hợp đồng khác cho phép người sở hữu có được cổ phiếu phổ thông.
Dưới đây là một số ví dụ về cổ phiếu phổ thông tiềm năng:
- Khoản nợ tài chính hoặc công cụ vốn, bao gồm cả cổ phiếu ưu đãi, có thể chuyển đổi sang cổ phiếu phổ thông;
- Quyền chọn và chứng quyền;
- Cổ phiếu được phát hành dựa trên việc thỏa mãn một số điều kiện nhất định theo thỏa thuận mang tính hợp đồng. Ví dụ: Việc mua doanh nghiệp hoặc các tài sản khác.
Cổ phiếu phổ thông tiềm năng là gì? Ví dụ về cổ phiếu phổ thông tiềm năng theo quy định tại Chuẩn mực số 30? (hình từ internet)
Cổ phiếu phổ thông tiềm năng chỉ bị coi là có tác động suy giảm lãi trên cổ phiếu khi nào?
Cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm được quy định tại Mục 38 Chuẩn mực số 30 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC như sau:
Cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm
39. Cổ phiếu phổ thông tiềm năng được coi là có tác động suy giảm khi và chỉ khi, việc chuyển đổi chúng thành cổ phiếu phổ thông sẽ làm giảm lãi hoặc tăng lỗ trên cổ phiếu.
...
Như vậy, cổ phiếu phổ thông tiềm năng được coi là có tác động suy giảm khi và chỉ khi, việc chuyển đổi chúng thành cổ phiếu phổ thông sẽ làm giảm lãi hoặc tăng lỗ trên cổ phiếu.
Doanh nghiệp phải trình bày các thông tin gì trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính theo Chuẩn mực số 30?
Trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính theo Chuẩn mực số 30 được quy định tại Mục 38 Chuẩn mực số 30 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC, cụ thể
Doanh nghiệp phải trình bày các thông tin sau:
- Lợi nhuận hoặc lỗ để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu, bản đối chiếu lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho công ty mẹ trong kỳ. Bản đối chiếu gồm các ảnh hưởng của từng loại công cụ có tác động tới lãi trên cổ phiếu.
- Số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông sử dụng để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu, bản đối chiếu giữa các số bình quân gia quyền. Bản đối chiếu sẽ bao gồm ảnh hưởng của từng loại công cụ có tác động tới lãi trên cổ phiếu.
- Các công cụ (bao gồm cả cổ phiếu phát hành có điều kiện) có thể có tác động suy giảm lãi trên cổ phiếu trong tương lai nhưng không được đưa vào tính lãi suy giảm trên cổ phiếu vì chúng có tác dụng suy giảm ngược cho kỳ hiện tại hoặc các kỳ được trình bày.
- Trình bày các giao dịch cổ phiếu phổ thông hoặc giao dịch cổ phiếu phổ thông tiềm năng, không phải là loại giao dịch được hạch toán tuân theo đoạn 62, xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Nếu những giao dịch đó xảy ra trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm thì sẽ có tác động đáng kể tới số lượng cổ phiếu phổ thông hoặc cổ phiếu phổ thông tiềm năng lưu hành tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo.
Ví dụ về các giao dịch trình bày trong đoạn 67(d) bao gồm:
- Phát hành cổ phiếu thu tiền;
- Phát hành cổ phiếu khi tiền thu được dùng để trả nợ hoặc thanh toán cổ phiếu ưu đãi đang lưu hành tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
- Mua lại cổ phiếu phổ thông đang lưu hành;
- Chuyển đổi cổ phiếu phổ thông tiềm năng đang lưu hành tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm thành cổ phiếu phổ thông;
- Phát hành quyền chọn, đảm bảo, hoặc các công cụ chuyển đổi; và
- Đạt được các điều kiện để phát hành cổ phiếu có điều kiện.
Doanh nghiệp không phải điều chỉnh lãi trên cổ phiếu đối với các giao dịch xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm vì những giao dịch đó không làm ảnh hưởng tới số vốn sử dụng trong việc tạo ra lợi nhuận hay lỗ trong kỳ.
- Các công cụ tài chính hay các hợp đồng khác tạo ra cổ phiếu phổ thông tiềm năng có thể có các điều khoản và điều kiện gây ảnh hưởng tới việc xác định lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu.
+ Những điều khoản và điều kiện đó có thể xác định cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm hay không, cụ thể là xác định tác động lên số bình quân gia quyền cổ phiếu lưu hành và những điều chỉnh đối với lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông.
Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp công bố thêm, ngoài lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu, các số liệu trên cổ phiếu có sử dụng các chỉ tiêu trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh không tuân theo quy định của Chuẩn mực này thì những thông tin trên cổ phiếu đó phải được tính theo số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông được xác định theo yêu cầu của Chuẩn mực này.
- Các số liệu cơ bản và suy giảm trên cổ phiếu liên quan đến các chỉ tiêu đó phải được trình bày rõ ràng trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Doanh nghiệp trình bày các cơ sở để tính lợi nhuận, trong đó bao gồm các số liệu trên cổ phiếu là trước thuế hay sau thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?