Có phải xin phép cấp giấy phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động khi lắp đặt trụ ăng ten viễn thông không?
- Có phải xin phép cấp giấy phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động khi lắp đặt trụ ăng ten viễn thông không?
- Không xin phép cấp giấy phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động khi lắp đặt trụ ăng ten viễn thông trong trường hợp cần xin giấy phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc thiết kế, xây dựng công trình viễn thông được quy định như thế nào?
Có phải xin phép cấp giấy phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động khi lắp đặt trụ ăng ten viễn thông không?
Căn cứ khoản 1 Điều 41 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định về cấp phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động như sau:
Cấp phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ các trường hợp sau:
a) Tuyến cột treo cáp viễn thông, hệ thống cột ăng ten không nằm trong khu vực đô thị, phù hợp với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của doanh nghiệp đã được phê duyệt và dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt;
b) Cột ăng ten không cồng kềnh theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông được lắp đặt trong và trên nóc tòa nhà tại khu vực đô thị nhưng không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực, an toàn của công trình xây dựng, cảnh quan môi trường xung quanh và phù hợp với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của doanh nghiệp đã được phê duyệt;
c) Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ nằm trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của doanh nghiệp đã được phê duyệt và có thiết kế mẫu đã được phê duyệt;
d) Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động được lắp đặt để cung cấp dịch vụ viễn thông trong trường hợp khẩn cấp;
...
Theo đó, chủ đầu tư trước khi khởi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động phải xin cấp giấy phép xây dựng, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 41 nêu trên.
Như vậy, khi lắp đặt trụ ăng ten viễn thông nếu hệ thống cột ăng ten không nằm trong khu vực đô thị đáp ứng các điều kiện được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 nêu trên, hoặc cột ăng ten không cồng kềnh thì việc lắp đặt này không cần phải xin cấp giấy phép xây dựng.
Ngược lại nếu trụ ăng ten này không thuộc hai trường hợp trên thì bạn cần phải xin cấp giấy phép xây dựng trước khi khởi công lắp đặt trụ ăng ten này.
Giấy phép xây dựng (Hình từ Internet)
Không xin phép cấp giấy phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động khi lắp đặt trụ ăng ten viễn thông trong trường hợp cần xin giấy phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 7, điểm b khoản 12, điểm b khoản 13, điểm c khoản 15 và khoản 16 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
Vi phạm quy định về khởi công xây dựng công trình
...
7. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
...
b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
...
12. Xử phạt hành vi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này thì mức phạt cụ thể như sau:
....
b) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
....
13. Xử phạt đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
...
b) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
...
15. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.
16. Đối với hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này mà đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định này.
...
Theo đó, khi không xin phép cấp giấy phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động khi lắp đặt trụ ăng ten viễn thông trong trường hợp cần xin giấy phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Nếu người vi phạm tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính thì sẽ bị phạt từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng. Người tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.
Đồng thời người vi phạm còn bị buộc phá dỡ trụ ăng ten khi đã xây dựng xong. Hoặc trường hợp đang trong quá trình lắp đặt thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với người vi phạm là tổ chức. Mức phạt đối với cá nhân vi phạm sẽ bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức (quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).
Trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc thiết kế, xây dựng công trình viễn thông được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 42 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định về thiết kế, xây dựng, sử dụng công trình viễn thông như sau:
Thiết kế, xây dựng, sử dụng công trình viễn thông
1. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng tòa nhà có nhiều chủ sử dụng (chung cư, tòa nhà văn phòng, khách sạn) có trách nhiệm thiết kế, lắp đặt hệ thống cáp viễn thông, điểm truy nhập trong tòa nhà. Giá thuê sử dụng mạng cáp trong tòa nhà được xác định trên cơ sở giá thành.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng tòa nhà cao tầng có nhiều chủ sử dụng (chung cư, tòa nhà văn phòng, khách sạn), công trình xây dựng công cộng có trách nhiệm bố trí mặt bằng để doanh nghiệp viễn thông lắp đặt cột ăng ten trên nóc tòa nhà, lắp đặt thiết bị thu, phát sóng trong tòa nhà, trong công trình xây dựng công cộng nếu việc lắp đặt là khả thi về kỹ thuật.
3. Chủ đầu tư xây dựng công trình giao thông, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu đô thị có trách nhiệm bố trí mặt bằng để doanh nghiệp viễn thông xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
...
Theo đó, khi thiết kế, xây dựng công trình viễn thông thì chủ đầu tư có những trách nhiệm được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 42 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?