Có phải tất cả các trường hợp quan hệ cùng huyết thống thì đều cấu thành tội loạn luân hay không?
Quan hệ tình dục cùng huyết thống
Các yếu tố cấu thành tội loạn luân
Khách thể
Hành vi loạn luân được xem là hành vi phạm tội ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, xâm phạm đến quan hệ gia đình, truyền thống, làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Vậy nên, khách thể của tội loạn luân là sự phát triển lành mạnh của giống nòi và truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Đã có rất nhiều những nghiên cứu khoa học chỉ ra được rằng việc giao cấu cận huyết có khả năng dẫn đến nguy cơ sinh ra những đứa trẻ không khỏe mạnh, chậm phát triển, mang dị tật bẩm sinh rất cao…Bên cạnh đó, việc giao cấu cận huyết làm phá vỡ đi tôn ti trật tự, thuần phong mỹ tục tại Việt Nam, tạo nên sự chồng chéo phức tạp giữa các mối quan hệ gây nên tổn hại về thanh danh của cả gia đình, dòng họ.
Mặt khách quan
Căn cứ vào Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 quy định thì mặt khách quan của tội loạn luân là hành vi “biết rõ” người giao cấu với mình có cùng dòng máu trực hệ. Như vậy, tội loạn luân chỉ có thể xuất hiện và cấu thành khi cả 2 người tham gia giao cấu đều là tự nguyện và biết rõ người tham gia giao cấu là người cận huyết thống với mình. Mọi trường hợp không có xuất hiện sự tình nguyện trong hành vi giao cấu trên thì hành vi đó không được cấu thành tội loạn luân. Các trường hợp có tính cưỡng ép, bắt buộc, đe dọa,… thì sẽ được xếp vào loại tội xâm hại tình dục có tính chất loạn luân.
Hậu quả của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc để định tội danh này.
Đồng thời, chỉ khi hành vi giao cấu xuất hiện thì mới cấu thành tội loạn luân. Mọi trường hợp khác như sống chung như vợ chồng, kết hôn,… mà không xuất hiện hành vi giao cấu thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân hay các loại tội xâm hại tình dục có tính chất loạn luân mà chỉ bị xử phạt hành chính.
Mặt chủ quan
Căn cứ vào Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Do vậy, mặt chủ quan của tội loạn luân là cố ý thực hiện hành vi phạm tội.
Nếu vô ý thực hiện hành vi giao cấu với người có cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thì không cấu thành tội loạn luân vì người giao cấu không biết, “không biết rõ” người giao cấu với mình là người có cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
Chủ thể
Chủ thể của tội loạn luân là những người có cùng dòng máu về trực hệ, hoặc là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với nhau. Hành vi nói trên được thực hiện giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa cha mẹ kế với con riêng, giữa cha mẹ với con dâu hoặc rể tuy cũng bị xã hội coi là hành vi “loạn luân” và bị pháp luật về hôn nhân và gia đình cấm nhưng không phải là loạn luân với tư cách là tội phạm (không cấu thành tội loạn luân) và chủ thể có thể bị xử phạt hành chính chứ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mức hình phạt của tội loạn luân là bao nhiêu năm tù?
Mức hình phạt của tội loạn luân được quy định tại Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 là bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
"Điều 184. Tội loạn luân
Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm."
Như vậy, không phải mọi trường hợp khi giao cấu, quan hệ tình dục với người cùng huyết thống thì sẽ cấu thành tội loạn luân. Tùy vào từng trường hợp cụ thể để xác định tội danh cụ thể. Tuy nhiên, có điểm quan trọng cần lưu ý khi xác định tội danh loạn luân là khi thực hiện hành vi giao cấu thì hai bên phải tự nguyện. Đồng thời, một trong hai hoặc cả hai đều phải biết rõ đối phương là người có cùng dòng màu trực hệ với mình, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Mức hình phạt của tội loạn luân là từ 01 năm đến 05 năm tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách ghi trách nhiệm nêu gương trong Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02B?
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?