Có phải đều phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đối với mọi trường hợp trốn tránh trả tiền không?
- Có phải đều phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đối với mọi trường hợp trốn tránh trả tiền không?
- Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là phụ nữ có thai thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là phụ nữ có thai thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Có phải đều phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đối với mọi trường hợp trốn tránh trả tiền không?
Có phải đều phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đối với mọi trường hợp trốn tránh trả tiền không, thì theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
...
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo quy định trên, nếu người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối mà sau khi đã nhận tài sản một cách hợp pháp rồi bỏ trốn với ý thức không thanh toán, không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản (ý thức chiếm đoạt tài sản) thì cũng là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Khi đánh giá hành vi bỏ trốn của người phạm tội phải xem xét một cách khách quan, toàn diện, nếu người phạm tội bỏ trốn hoặc tránh mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản vì nguyên nhân khác thì không coi là bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.
Trong trường hợp này, tuy A có tránh mặt chủ sở hữu nhưng việc tránh mặt này không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản mà vì sợ B báo Công an bắt mình hay vì lý do nào khác mà không có mục đích trốn tránh để chiếm đoạt tài sản, hơn nữa A không có tiền trả cho B là do bị người khác chiếm đoạt tài sản (C mới bị xem xét về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản).
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Hình từ Internet)
Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là phụ nữ có thai thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Theo điểm n khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
...
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
...
Theo đó, người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là phụ nữ có thai thì có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là phụ nữ có thai thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là phụ nữ có thai thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không, thì theo điểm b khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Theo đó, người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là phụ nữ có thai thì được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?