Có phải chuẩn hóa địa danh đối với địa danh có nhiều tên và nhiều cách đọc khác nhau theo quy định không?

Tôi thấy có địa danh có nhiều tên và nhiều cách đọc khác nhau thì có phải chuẩn hóa địa danh theo quy định không? Việc chuẩn hóa địa danh có nhiều tên và nhiều cách đọc khác nhau cần dựa trên những nguyên tắc nào? Trách nhiệm chuẩn hóa địa danh, sử dụng địa danh đã được chuẩn hóa được quy định như thế nào? Trên đây là một vài thắc mắc của chị Bảo Ngọc đến từ Đà Lạt.

Địa danh có nhiều tên và nhiều cách đọc khác nhau có phải chuẩn hóa địa danh theo quy định không?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 20 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 quy định về yêu cầu, nguyên tắc và các trường hợp chuẩn hóa địa danh như sau:

Yêu cầu, nguyên tắc và các trường hợp chuẩn hóa địa danh
1. Chuẩn hóa địa danh là việc xác minh và thống nhất cách đọc, cách viết tiếng Việt của địa danh.
2. Các địa danh Việt Nam và địa danh quốc tế phải được chuẩn hóa để sử dụng thống nhất.
...
4. Các trường hợp phải chuẩn hóa địa danh bao gồm:
a) Địa danh tại một vị trí địa lý có nhiều tên, nhiều cách đọc, cách viết khác nhau;
b) Xuất hiện hoặc thay đổi đối tượng địa lý dẫn đến sự thay đổi địa danh.
5. Địa danh đã được chuẩn hóa phải được xây dựng thành cơ sở dữ liệu, cập nhật và công bố để sử dụng.

Theo đó, chuẩn hóa địa danh là việc xác minh và thống nhất cách đọc, cách viết tiếng Việt của địa danh.

Các địa danh Việt Nam và địa danh quốc tế phải được chuẩn hóa để sử dụng thống nhất. Các trường hợp phải chuẩn hóa địa danh gồm:

- Địa danh tại một vị trí địa lý có nhiều tên, nhiều cách đọc, cách viết khác nhau;

- Xuất hiện hoặc thay đổi đối tượng địa lý dẫn đến sự thay đổi địa danh.

Như vậy, địa danh có nhiều tên và nhiều cách đọc khác nhau thì phải chuẩn hóa địa danh theo quy định trên.

Chuẩn hóa địa danh

Chuẩn hóa địa danh (Hình từ Internet)

Việc chuẩn hóa địa danh có nhiều tên và nhiều cách đọc khác nhau cần dựa trên những nguyên tắc nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 20 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 quy định về yêu cầu, nguyên tắc và các trường hợp chuẩn hóa địa danh như sau:

Yêu cầu, nguyên tắc và các trường hợp chuẩn hóa địa danh
...
3. Nguyên tắc chuẩn hóa địa danh bao gồm:
a) Mỗi đối tượng địa lý chỉ gắn với một địa danh;
b) Bảo đảm tính kế thừa, tính phổ thông, tính hội nhập, tôn trọng tín ngưỡng, tập quán và phù hợp với quy tắc ngôn ngữ học;
c) Phù hợp với địa danh được pháp luật quy định hoặc địa danh được sử dụng trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
....

Theo đó, nguyên tắc chuẩn hóa địa danh đối với địa danh có nhiều tên và nhiều cách đọc khác nhau như sau:

- Mỗi đối tượng địa lý chỉ gắn với một địa danh;

- Bảo đảm tính kế thừa, tính phổ thông, tính hội nhập, tôn trọng tín ngưỡng, tập quán và phù hợp với quy tắc ngôn ngữ học;

- Phù hợp với địa danh được pháp luật quy định hoặc địa danh được sử dụng trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trách nhiệm chuẩn hóa địa danh, sử dụng địa danh đã được chuẩn hóa được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 21 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 quy định về trách nhiệm chuẩn hóa địa danh, sử dụng địa danh đã được chuẩn hóa như sau:

Trách nhiệm chuẩn hóa địa danh, sử dụng địa danh đã được chuẩn hóa
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai việc chuẩn hóa địa danh, thống nhất và ban hành danh mục địa danh đã được chuẩn hóa; xây dựng, cập nhật, công bố cơ sở dữ liệu địa danh đã được chuẩn hóa.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất yêu cầu chuẩn hóa địa danh, cung cấp thông tin về địa danh thuộc phạm vi quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Đối với địa danh đã được chuẩn hóa, tổ chức, cá nhân phải sử dụng và thể hiện chính xác, thống nhất trong hoạt động đo đạc và bản đồ, bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai việc chuẩn hóa địa danh, thống nhất và ban hành danh mục địa danh đã được chuẩn hóa; xây dựng, cập nhật, công bố cơ sở dữ liệu địa danh đã được chuẩn hóa.

Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất yêu cầu chuẩn hóa địa danh, cung cấp thông tin về địa danh thuộc phạm vi quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đối với địa danh đã được chuẩn hóa, tổ chức, cá nhân phải sử dụng và thể hiện chính xác, thống nhất trong hoạt động đo đạc và bản đồ, bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.

Chuẩn hóa địa danh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có phải chuẩn hóa địa danh đối với địa danh có nhiều tên và nhiều cách đọc khác nhau theo quy định không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuẩn hóa địa danh
1,074 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuẩn hóa địa danh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuẩn hóa địa danh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào