Có phải bồi thường thiệt hại khi ngành điện lực cung cấp điện cho khách hàng để xảy ra hiện tượng cao điện dẫn đến cháy, nổ các thiết bị trong gia đình?
- Ngành điện lực cung cấp điện cho khách hàng để xảy ra hiện tượng cao điện dẫn đến cháy, nổ các thiết bị trong gia đình thì có phải bồi thường?
- Dựa vào đâu để yêu cầu bồi thường thiệt hại khi ngành điện lực để xảy ra hiện tượng cao điện dẫn đến cháy, nổ các thiết bị trong gia đình?
- Nếu được bồi thường thiệt hại thì có được quyền yêu cầu ngành điện lực bồi thường toàn bộ các thiết bị trong gia đình bị cháy nổ hay không?
Ngành điện lực cung cấp điện cho khách hàng để xảy ra hiện tượng cao điện dẫn đến cháy, nổ các thiết bị trong gia đình thì có phải bồi thường?
Căn cứ Điều 26 Luật Điện lực 2004 quy định:
Bảo đảm chất lượng điện năng
1. Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện phải bảo đảm điện áp, tần số dòng điện phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam, công suất, điện năng và thời gian cung cấp điện theo hợp đồng. Trường hợp không bảo đảm tiêu chuẩn điện áp, tần số dòng điện, công suất, điện năng và thời gian cung cấp điện theo hợp đồng đã ký mà gây thiệt hại cho bên mua điện thì bên bán điện phải bồi thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật.
2. Bên mua điện có trách nhiệm bảo đảm các trang thiết bị sử dụng điện của mình hoạt động an toàn để không gây ra sự cố cho hệ thống điện, không làm ảnh hưởng đến chất lượng điện áp của lưới điện.
Theo đó, nếu bên Điện lực cung cấp điện không đảm bảo các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng, gây ra thiệt hại cho bên mua điện thì bên mua điện có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Có phải bồi thường thiệt hại khi ngành điện lực cung cấp điện cho khách hàng để xảy ra hiện tượng cao điện dẫn đến cháy, nổ các thiết bị trong gia đình? (Hình từ Internet)
Dựa vào đâu để yêu cầu bồi thường thiệt hại khi ngành điện lực để xảy ra hiện tượng cao điện dẫn đến cháy, nổ các thiết bị trong gia đình?
Tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Cách xác định mức thiệt hại của tài sản chị tham khảo Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
Để yêu cầu điện lực bồi thường, chị cần chứng minh được thiệt hại có xảy ra trên thực tế.
Nếu được bồi thường thiệt hại thì có được quyền yêu cầu ngành điện lực bồi thường toàn bộ các thiết bị trong gia đình bị cháy nổ hay không?
Tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Theo nguyên tắc thì nếu được bồi thường thì có quyền yêu cầu ngành điện lực bồi thường toàn bộ các thiết bị trong gia đình bị cháy nổ. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần.
Bên điện lực có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất? Mức trích lập được tính theo công thức nào?
- Lời chúc Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo là ngày gì? Ngày Ông Công Ông Táo có phải là ngày lễ lớn?
- Thư chúc Tết Âm lịch 2025 khách hàng hay và ý nghĩa? Tổng hợp mẫu thư chúc Tết khách hàng 2025?
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng được chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không?
- Tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng của dự án trong trường hợp nào? Được xác định như thế nào theo Thông tư 11?