Có những lợi ích tiềm ẩn nào cho tổ chức từ việc áp dụng hệ thống quản lý cho tổ chức giáo dục (EOMS)?
- Có những lợi ích tiềm ẩn nào cho tổ chức từ việc áp dụng hệ thống quản lý cho tổ chức giáo dục (EOMS) theo TCVN ISO 21001:2019 (ISO 21001:2018)?
- Hệ thống quản lý của tổ chức giáo dục (EOMS) được quy định như thế nào?
- Chính sách gì của tổ chức giáo dục mà lãnh đạo cao nhất cần phải xem xét và duy trì?
Có những lợi ích tiềm ẩn nào cho tổ chức từ việc áp dụng hệ thống quản lý cho tổ chức giáo dục (EOMS) theo TCVN ISO 21001:2019 (ISO 21001:2018)?
Căn cứ theo Mục 02 trong phần Lời giới thiệu của TCVN ISO 21001:2019 (ISO 21001:2018) quy định về lợi ích tiềm ẩn cho tổ chức từ việc áp dụng hệ thống quản lý cho tổ chức giáo dục (EOMS) theo tiêu chuẩn này là:
(1) các mục tiêu và hoạt động liên kết tốt hơn với chính sách (bao gồm cả sứ mệnh và tầm nhìn);
(2) trách nhiệm xã hội được nâng cao thông qua việc cung cấp giáo dục có chất lượng toàn diện và công bằng cho tất cả mọi người;
(3) việc học tập được chuyên biệt hóa hơn và đáp ứng hiệu lực hơn tất cả người học và đặc biệt là những người có nhu cầu giáo dục đặc biệt, người học từ xa và cơ hội học tập suốt đời;
(4) các quá trình và các công cụ đánh giá nhất quán để chứng tỏ và làm tăng hiệu lực và hiệu quả;
(5) tăng uy tín của tổ chức;
(6) cách thức giúp tổ chức giáo dục chứng tỏ cam kết của mình đối với việc thực hành quản lý giáo dục có hiệu lực;
(7) văn hóa về cải tiến tổ chức;
(8) hài hòa tiêu chuẩn khu vực, quốc gia, tiêu chuẩn mở, tiêu chuẩn độc quyền và các tiêu chuẩn khác trong khuôn khổ quốc tế;
(9) mở rộng sự tham gia của các bên quan tâm;
(10) khích lệ sự xuất sắc và đổi mới.
Có những lợi ích tiềm ẩn nào cho tổ chức từ việc áp dụng hệ thống quản lý cho tổ chức giáo dục (EOMS)? (Hình từ Internet)
Hệ thống quản lý của tổ chức giáo dục (EOMS) được quy định như thế nào?
Theo Mục 4.4 TCVN ISO 21001:2019 (ISO 21001:2018) quy định thì:
Hệ thống quản lý của tổ chức giáo dục (EOMS)
4.4.1 Tổ chức phải thiết lập, áp dụng, duy trì và cải tiến liên tục EOMS, bao gồm các quá trình cần thiết và sự tương tác giữa các quá trình, phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Tổ chức phải xác định các quá trình của EOMS và việc áp dụng các quá trình này trong toàn bộ tổ chức và phải:
a) xác định đầu vào cần thiết và đầu ra mong muốn của các quá trình này;
b) xác định trình tự và sự tương tác giữa các quá trình;
c) xác định và áp dụng các tiêu chí và phương pháp (bao gồm theo dõi, đo lường và chỉ số kết quả thực hiện có liên quan) cần thiết để đảm bảo thực hiện và kiểm soát có hiệu lực các quá trình này;
d) xác định nguồn lực cần thiết cho các quá trình này và đảm bảo sẵn có các nguồn lực đó;
e) phân công trách nhiệm và quyền hạn đối với các quá trình;
f) giải quyết các rủi ro và cơ hội được xác định theo các yêu cầu của 6.1;
g) đánh giá các quá trình này và thực hiện mọi thay đổi cần thiết để đảm bảo các quá trình này đạt được kết quả dự kiến của nó;
h) cải tiến các quá trình và EOMS.
4.2.2 Ở mức độ cần thiết, tổ chức phải:
a) duy trì thông tin dạng văn bản để hỗ trợ việc thực hiện các quá trình của tổ chức;
b) lưu giữ thông tin dạng văn bản để có sự tin cậy rằng các quá trình được thực hiện như đã hoạch định.
Chính sách gì của tổ chức giáo dục mà lãnh đạo cao nhất cần phải xem xét và duy trì?
Tại Mục 5.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 21001:2019 (ISO 21001:2018) quy định về xây dựng chính sách của tổ chức giáo dục:
Chính sách
5.2.1 Xây dựng chính sách
Lãnh đạo cao nhất phải thiết lập, xem xét và duy trì chính sách của tổ chức giáo dục, chính sách này:
a) hỗ trợ cho sứ mệnh và tầm nhìn của tổ chức giáo dục;
b) phù hợp với mục đích và bối cảnh của tổ chức;
c) đưa ra khuôn khổ cho việc thiết lập các mục tiêu của tổ chức giáo dục;
d) bao gồm việc cam kết thỏa mãn các yêu cầu được áp dụng;
e) bao gồm việc cam kết cải tiến liên tục EOMS;
f) tính đến sự phát triển trong giáo dục, khoa học và kỹ thuật có liên quan;
g) bao gồm cam kết thỏa mãn trách nhiệm xã hội của tổ chức;
h) mô tả và bao gồm cam kết đối với việc quản lý tài sản trí tuệ;
i) xem xét nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm có liên quan.
5.2.2 Trao đổi thông tin về chính sách
Chính sách của tổ chức giáo dục phải:
a) sẵn có và được duy trì bằng thông tin dạng văn bản;
b) được truyền đạt, thấu hiểu và thực hiện trong tổ chức;
c) sẵn có cho các bên quan tâm liên quan, khi thích hợp.
CHÚ THÍCH: Hướng dẫn về việc trao đổi thông tin với các bên quan tâm được nêu trong Phụ lục D.
5.3 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng trách nhiệm và quyền hạn của các vị trí thích hợp được phân công, truyền đạt và hiểu rõ trong tổ chức.
Lãnh đạo cao nhất phải phân công trách nhiệm và quyền hạn đối với việc:
a) đảm bảo rằng EOMS phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này;
b) đảm bảo rằng chính sách của tổ chức giáo dục được hiểu rõ và được thực hiện;
c) đảm bảo rằng các quá trình của EOMS mang lại đầu ra dự kiến;
d) báo cáo về kết quả thực hiện EOMS và các cơ hội cải tiến (xem 10.1) cho lãnh đạo cao nhất (xem 9.3.2);
e) đảm bảo thúc đẩy việc hướng vào người học và các bên hưởng lợi khác trong toàn bộ tổ chức;
f) đảm bảo duy trì được tính toàn vẹn của EOMS khi những thay đổi đối với EOMS được hoạch định và thực hiện;
g) quản lý việc trao đổi thông tin (xem 7.4) của tổ chức;
h) đảm bảo tất cả các quá trình học tập được tích hợp, không phân biệt phương pháp thực hiện;
i) kiểm soát thông tin dạng văn bản (xem 7.5);
j) quản lý các yêu cầu của người học có nhu cầu đặc biệt.
Theo đó,có 09 chính sách mà người lãnh đạo cao nhất phải thiết lập, xem xét và duy trì chính sách của tổ chức giáo dục, cụ thể:
1. hỗ trợ cho sứ mệnh và tầm nhìn của tổ chức giáo dục;
2. phù hợp với mục đích và bối cảnh của tổ chức;
3. đưa ra khuôn khổ cho việc thiết lập các mục tiêu của tổ chức giáo dục;
4. bao gồm việc cam kết thỏa mãn các yêu cầu được áp dụng;
5. bao gồm việc cam kết cải tiến liên tục EOMS;
6. tính đến sự phát triển trong giáo dục, khoa học và kỹ thuật có liên quan;
7. bao gồm cam kết thỏa mãn trách nhiệm xã hội của tổ chức;
8. mô tả và bao gồm cam kết đối với việc quản lý tài sản trí tuệ;
9. xem xét nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?