Có những loại tàu chở hàng nguy hiểm nào? Tàu chở hàng nguy hiểm phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Có những loại tàu chở hàng nguy hiểm nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 46/2017/TT-BGTVT tàu biển chở hàng nguy hiểm gồm những loại sau:
+ Tàu biển chở xô hàng rời rắn chỉ nguy hiểm khi ở dạng xô (MHB) phải thỏa mãn các quy định tại Chương VI của Công ước SOLAS và Bộ luật IMSBC.
+ Tàu biển chở xô hàng rời rắn được ấn định số Liên hợp quốc (UN number), ngoài việc phải tuân thủ khoản 1 Điều này, phải thỏa mãn Quy định 19 Chương II-2 và phần A-1 Chương VII của Công ước SOLAS.
+ Tàu biển chở hàng nguy hiểm dưới dạng đóng gói phải thỏa mãn Quy định 19 Chương II-2, phần A Chương VII của Công ước SOLAS và Bộ luật IMDG.
+ Tàu biển chở xô hóa chất nguy hiểm phải thỏa mãn Quy định 16 Chương II-2 của Công ước SOLAS và Bộ luật IBC.
+ Tàu biển chở xô khí hóa lỏng phải thỏa mãn Quy định 16 Chương II-2, Phần C Chương VII của Công ước SOLAS và Bộ luật IGC.
Theo khoản 5 Điều 7 Thông tư 46/2017/TT-BGTVT thì tàu chở hàng nguy hiểm phải được trang bị thuốc y tế và thiết bị phù hợp Phụ lục 14 của Hướng dẫn MFAG.
Nếu các thiết bị đặc biệt được yêu cầu đối với các loại hàng nguy hiểm theo các Công ước và Bộ luật nêu tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư này hoặc Hướng dẫn EmS, thì tàu phải được trang bị phù hợp. Các thiết bị này phải luôn sẵn sàng để sử dụng.
Đồng thời, thuyền viên của tàu chở hàng nguy hiểm phải mặc quần áo bảo hộ và mang theo thiết bị cần thiết trong các tình huống phải sử dụng.
Tàu chở hàng nguy hiểm (Hình từ Internet)
Tàu chở hàng nguy hiểm phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Yêu cầu đối với tàu chở hàng nguy hiểm được quy định tại Điều 115 Nghị định 58/2017/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu đối với tàu dầu và tàu chở hàng nguy hiểm khác
Ngoài các quy định có liên quan của pháp luật về bảo vệ môi trường, tất cả các loại tàu dầu và tàu chở hàng nguy hiểm khác khi hoạt động tại cảng biển còn phải chấp hành nghiêm chỉnh những yêu cầu sau đây:
1. Hai tàu không được phép cập mạn nhau cùng một lúc bốc, dỡ các loại hàng dễ cháy, nổ, trừ trường hợp cấp và nhận nhiên liệu hoặc chuyển tải dầu giữa hai tàu thuyền.
2. Tất cả các loại tàu chở dầu hoặc các loại hàng hóa nguy hiểm khác tại cảng biển chỉ được phép tiến hành bốc, dỡ hàng hóa ở những khu vực riêng đã được công bố.
3. Tại các khu vực quy định tại khoản 2 Điều này phải được trang bị các trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ và ứng phó sự cố môi trường cần thiết theo quy định; trong suốt thời gian bốc, dỡ hàng hóa, tất cả các trang thiết bị này phải được duy trì ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.
4. Việc bốc, dỡ và bảo quản các loại hàng hóa dễ cháy, nổ hoặc hàng hóa nguy hiểm khác phải được thực hiện đúng quy trình, quy tắc an toàn kỹ thuật quy định.
5. Khi tiến hành lắp ráp các thiết bị bơm dầu khí, xăng, dầu, khí hóa lỏng, cặn dầu hoặc các chất nguy hại khác, thuyền trưởng và các bên liên quan phải cử đại diện để cùng kiểm tra, giám sát.
6. Khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn liên quan đến việc bơm dầu hoặc việc bốc dỡ các loại hàng nguy hiểm khác, thuyền trưởng phải dừng ngay việc bơm dầu hoặc bốc, dỡ hàng hóa và kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả; đồng thời, phải báo cáo ngay cho Cảng vụ hàng hải và các cơ quan chức năng có liên quan biết để triển khai việc phối hợp ứng cứu.
Theo đó, ngoài các quy định có liên quan của pháp luật về bảo vệ môi trường, tất cả các loại tàu chở hàng nguy hiểm khi hoạt động tại cảng biển còn phải chấp hành nghiêm chỉnh những yêu cầu được quy định tại Điều 115 nêu trên.
Trong đó có yêu cầu tất cả các loại tàu chở hàng hóa nguy hiểm tại cảng biển chỉ được phép tiến hành bốc, dỡ hàng hóa ở những khu vực riêng đã được công bố.
Niên hạn sử dụng của tàu chở hàng nguy hiểm là bao lâu?
Tàu chở hàng nguy hiểm có niên hạn sử dụng được quy định tại Điều 4 Nghị định 111/2014/NĐ-CP như sau:
Niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa
1. Niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa được quy định như sau:
2. Trong một số trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Như vậy, niên hạn sử dụng của tàu chở hàng nguy hiểm được xác định như sau:
+ Tàu chở hàng nguy hiểm vỏ kim loại, chất dẻo cốt sợi thủy tinh, xi măng lưới thép, bê tông cốt thép có niên hạn sử dụng không quá 30 năm.
+ Tàu chở hàng nguy hiểm vỏ gỗ có niên hạn sử dụng không quá 25 năm.
Lưu ý: Trong một số trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân có được thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể?
- Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia bao gồm những gì? Nội dung đánh giá giữa kỳ chương trình mục tiêu quốc gia?
- Quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự được pháp luật quy định thế nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất mới nhất? Tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà đất được thực hiện như thế nào?
- Các concept tổ chức Year End Party độc đáo và ấn tượng? Lưu ý để tổ chức Year End Party thành công? Thời gian nghỉ tết có được hưởng lương?