Có nhiều văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì khi thay đổi nhu cầu sử dụng có cần liệt kê tất cả văn bản đã được chấp thuận ở báo cáo giải trình không?
- Khi thực hiện văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi nhu cầu về số lượng người lao động thì báo cáo theo mẫu nào?
- Có nhiều văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì khi thay đổi nhu cầu có cần liệt kê tất cả văn bản đã được chấp thuận trong báo cáo giải trình không?
- Người lao động nước ngoài có được vào làm việc tại Việt Nam dưới hình thức là tình nguyện viên hay không?
Khi thực hiện văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi nhu cầu về số lượng người lao động thì báo cáo theo mẫu nào?
Khi thực hiện văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi nhu cầu về số lượng người lao động thì báo cáo theo mẫu nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP về sử dụng người lao động nước ngoài, cụ thể như sau:
Sử dụng người lao động nước ngoài
1. Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
a) Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài về vị trí, chức danh công việc, hình thức làm việc, số lượng, địa điểm thì người sử dụng lao động phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.
b) Trường hợp người lao động nước ngoài quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động và các khoản 1, 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 Điều 7 Nghị định này thì người sử dụng lao động không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, việc thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) hoặc Cổng thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập trong thời gian ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến báo cáo giải trình với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc. Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm: vị trí và chức danh công việc, mô tả công việc, số lượng, yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, mức lương, thời gian và địa điểm làm việc. Sau khi không tuyển được người lao động Việt Nam vào các vị ví tuyển dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc theo Mẫu số 03/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Như vậy, khi thực hiện văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi nhu cầu về số lượng người lao động nước ngoài thì báo cáo giải trình theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP.
Có nhiều văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì khi thay đổi nhu cầu có cần liệt kê tất cả văn bản đã được chấp thuận trong báo cáo giải trình không?
Căn cứ tại Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP có quy định việc kê khai thông tin, trong đó có yêu cầu kê khai “vị trí công việc đã được chấp thuận và sử dụng”.
Nội dung này yêu cầu phải thống kê tất cả các văn bản đã được cơ quan lao động chấp thuận vị trí công việc có nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (các vị trí được chấp thuận còn thời hạn).
Như vậy, doanh nghiệp cần rà soát và thống kê đầy đủ các văn bản đã được chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Sau đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện giải trình các vị trí công việc có nhu cầu thay đổi.
Lưu ý: Doanh nghiệp chỉ thống kê các vị trí còn thời hạn tại thời điểm thống kê.
Người lao động nước ngoài có được vào làm việc tại Việt Nam dưới hình thức là tình nguyện viên hay không?
Căn cứ tại điểm g khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cụ thể như sau:
1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động;
b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
…
g) Tình nguyện viên;
h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
Như vậy, người lao động nước ngoài được vào làm việc tại Việt Nam dưới hình thức là tình nguyện viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thưởng định kỳ hằng năm cho cán bộ công chức viên chức có kết quả đánh giá xếp loại chất lượng từ mức nào? Khi nào nhận được tiền?
- Tranh chấp lao động và tranh chấp liên quan đến lao động mà công đoàn tham gia giải quyết gồm tranh chấp nào?
- Ngày của Phở là gì? Ngày của Phở là ngày nào? Ngày của Phở được khởi xướng khi nào? Ngày của Phở có phải ngày lễ lớn?
- Người trung gian trong giao dịch điện tử là gì? Người nhận thông điệp dữ liệu có bao gồm người trung gian chuyển thông điệp dữ liệu?
- Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình được quy định như thế nào? Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được quy định như thế nào?