Có kết quả dương tính giả khi kiểm tra nồng độ cồn mà không uống rượu bia đối với xe máy thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
- Có kết quả dương tính giả khi kiểm tra nồng độ cồn mà không uống rượu bia đối với xe máy thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
- Có kết quả dương tính giả khi kiểm tra nồng độ cồn mà không uống rượu bia đối với xe máy mà vẫn bị phạt thì có được phép khiếu nại cảnh sát giao thông hay không?
- Việc khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cảnh sát giao thông được quy định cụ thể như thế nào?
Có kết quả dương tính giả khi kiểm tra nồng độ cồn mà không uống rượu bia đối với xe máy thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Hiện hành, mức phạt nồng độ cồn khi lái xe máy được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Nồng độ cồn | Mức tiền | Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (điểm đ khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (điểm e khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Theo như quy định trên, người điều khiển xe máy chỉ cần có nồng độ cồn không vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tối thiểu từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về như sau:
Giải trình
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính để ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu cầu giải trình.
...
Vậy nên, khi người không uống rượu bia mà khi thổi nồng độ cồn lại có kết quả dương tính với nồng độ cồn (có thể là do sử dụng nước trái cây hoặc các loại thuốc có chứa ethanol) thì có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính để ra quyết định xử phạt.
Có kết quả dương tính giả khi kiểm tra nồng độ cồn mà không uống rượu bia đối với xe máy thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không? (Ảnh từ Internet).
Có kết quả dương tính giả khi kiểm tra nồng độ cồn mà không uống rượu bia đối với xe máy mà vẫn bị phạt thì có được phép khiếu nại cảnh sát giao thông hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, người không uống rượu bia, khi điều khiển xe máy có kết quả dương tính giả với nồng độ cồn và bị phía cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính thì có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cảnh sát giao thông.
Tuy nhiên, cá nhân khởi kiện cần đảm bảo có bằng chứng chứng minh việc mình không sử dụng rượu bia trước khi lực lượng cảnh sát giao thông tiến hành đo nồng độ cồn.
Việc khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cảnh sát giao thông được quy định cụ thể như thế nào?
* Về hình thức khiếu nại:
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 8 Luật Khiếu nại 2011, cá nhân có thể khiếu nại bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp:
- Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
- Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung như trên.
- Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại 2011.
* Về thời gian khiếu nại:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:
Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Như vậy, thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp gặp trở ngại theo quy định thì thời gian có trở ngại sẽ không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?