Có hay không việc áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam? Pháp luật nước ngoài áp dụng giao dịch dân sự tại Việt nam được không?
Có hay không việc áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam?
Tại Điều 13 Luật Thương mại 2005 quy định về nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại như sau:
"Điều 13. Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại
Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự."
Theo Điều 5 Luật Thương mại 2005 quy định về việc áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế như sau:
"Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế
1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam."
Theo đó, với trường hợp của anh về nguyên tắc đó là sự thỏa thuận giữa hai bên, không trái quy định pháp luật. Giao dịch giữa hai công ty được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài.
Pháp luật nước ngoài áp dụng giao dịch dân sự tại Việt Nam được không? (Hình từ Internet)
Pháp luật nước ngoài áp dụng giao dịch dân sự tại Việt Nam được không?
Căn cứ tại Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phạm vi áp dụng như sau:
"Điều 663. Phạm vi áp dụng
1. Phần này quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Trường hợp luật khác có quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không trái với quy định từ Điều 664 đến Điều 671 của Bộ luật này thì luật đó được áp dụng, nếu trái thì quy định có liên quan của Phần thứ năm của Bộ luật này được áp dụng.
2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài."
Cùng với đó tại Điều 10 Luật Thương mại 2005 quy định về nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại như sau:
"Điều 10. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại
Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại."
Song song với đó tại Điều 11 Luật Thương mại 2005 quy định về nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại
"Điều 11. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại
1. Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.
2. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào."
Như vậy, mọi hoạt động thương mại đều là sự tự do thỏa thuận, không trái với chuẩn mực xã hội, không trái pháp luật. giao dịch dân sự phải thuộc đối tượng tại Điều 663 nếu trên thì mới thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài.
Phán quyết do Trọng Tài Singapore (SIAC) phán quyết khi có tranh chấp có được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hay không?
Tại Điều 424 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về trường hợp phán quyết của trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam như sau:
"Điều 424. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
1. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài sau đây được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam:
a) Phán quyết của Trọng tài nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
b) Phán quyết của Trọng tài nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
2. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành.
3. Trọng tài nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định của Luật trọng tài thương mại của Việt Nam."
Do Việt Nam và Singapore đều là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài.
Nên khi các bên thỏa thuận chọn Trọng Tài Singapore (SIAC) là nơi giải quyết thì các phán quyết của Trọng Tài Singapore sẽ được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?