Có được yêu cầu nơi đã cấp giấy ra viện điều chỉnh nội dung trên giấy ra viện bị sai sót hay không? Việc cấp giấy ra viện được pháp luật quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi, tuần trước anh của tôi có nhập viện điều trị sốt xuất huyết. Khi ra viện bệnh viện có cấp giấy ra viện để anh tôi làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau. Tuy nhiên, do không để ý kỹ thông tin trên giấy khi về nhà thì mới phát hiện ra thông tin trên giấy ra viện bị sai, vậy trong trường hợp này có thể yêu cầu bệnh viện sửa lại thông tin được hay không?

Việc cấp giấy ra viện được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về cấp giấy ra viện như sau:

"Điều 15. Cấp giấy ra viện
1. Thẩm quyền cấp giấy ra viện: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú.
2. Mẫu và cách ghi giấy ra viện thực hiện theo quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp người bệnh được lưu tại Trạm y tế xã theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 của liên tịch Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế khi kết thúc điều trị, theo dõi tại Trạm y tế thì được cấp giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này."

Theo đó, mẫu giấy ra viện theo quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT.

Thẩm quyền cấp giấy ra viện là Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú.

Giấy ra viện

Giấy ra viện

Cách ghi giấy ra viện được hướng dẫn như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?

Theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn ghi giấy ra viện như sau:

"I. Phần Mã số BHXH/Thẻ BHYT:
Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
II. Phần chẩn đoán:
- Phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mà bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;
- Trường hợp đình chỉ thai nghén: Ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén.
II. Phần phương pháp điều trị:
Ghi chỉ định điều trị. Trường hợp phải đình chỉ thai nghén:
- Dưới 22 tuần tuổi thì căn cứ tình trạng thực tế để ghi phương pháp điều trị theo một trong các trường hợp sau: Sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai, trừ trường hợp giảm thiểu thai trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm;
- Từ 22 tuần tuổi trở lên ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ.
Việc xác định tuần tuổi của thai dựa vào ngày có kinh cuối cùng hoặc kết quả siêu âm trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trường hợp người bệnh phải đình chỉ thai nghén vì lý do bệnh lý thì ghi rõ chẩn đoán theo hướng dẫn chuyên môn đồng thời ghi cụm từ "(phá thai bệnh lý)" ngay sau phần chẩn đoán. Ví dụ: Chửa ngoài tử cung (phá thai bệnh lý).
III. Phần ghi chú:
Ghi lời dặn của thầy thuốc, Cách ghi lời dặn của thầy thuốc trong một số trường hợp:
- Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.
- Trường hợp lao động nữ cần nghỉ để dưỡng thai thì sau khi ghi số ngày nghỉ phải ghi rõ là "để dưỡng thai". Ví dụ: Số ngày nghỉ: 10 ngày để dưỡng thai. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.
- Trường hợp người có thai từ 22 tuần tuổi trở phải đình chỉ thai nghén thì ghi là đẻ non, con chết.
- Trường hợp đẻ non ghi rõ số con và tình trạng con sau sinh.
- Trong trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh.
IV. Ngày, tháng, năm và chữ ký:
- Việc ghi ngày, tháng, năm tại phần chữ ký của Trưởng khoa điều trị phải trùng với ngày ra viện.
- Tại phần "Trưởng khoa": Trưởng khoa hoặc Phó trưởng khoa ký tên theo quy chế làm việc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tại phần "Thủ trưởng đơn vị": Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có 01 người có đủ thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu vào phần người thủ trưởng đơn vị."

Có thể yêu cầu bệnh viện sửa lại thông tin trên Giấy ra viện bị sai được không?

Theo khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

"Điều 26. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
[...]
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
a) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất, bị hỏng;
- Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
- Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
- Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp cấp lại phải đóng dấu "Cấp lại" trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
b) Bổ sung, sửa đổi nội dung trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Sau khi bổ sung, sửa đổi nội dung phải đóng dấu treo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (dấu đã đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội) tại phần nội dung bổ sung, sửa đổi.
[...]"

Như vậy, trong trường hợp bệnh viện đã cấp giấy ra viện nhưng thông tin trên giấy bị sai sót thì bệnh viện sẽ có trách nhiệm cấp lại giấy ra viện và đóng dấu "Cấp lại" trên giấy ra viện hoặc bổ sung, sửa đổi giấy ra viện theo quy định tại điểm b nêu trên.

Trong trường hợp sửa đổi, bổ sung thì trên nội dung phải đóng dấu treo của bệnh viện (lưu ý dấu này phải được đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội).

Căn cứ vào quy định nêu trên, trong trường hợp của mình thì người anh của bạn cần liên hệ lại với phía bệnh viện để được cấp lại hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung giấy ra viện để đảm bảo quyền lợi cho người anh này được hưởng các chế độ theo đúng quy định pháp luật.

Tải về mẫu giấy ra viện mới nhất 2023: Tại Đây

Giấy ra viện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có thể xin cấp giấy ra viện khi bị mất không? Trường hợp người lao động mua giấy ra viện để hưởng ốm đau bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Giấy ra viện có phải là căn cứ để giải quyết chế độ ốm đau, thai sản khi người lao động phải nằm viện hay không?
Pháp luật
Công ty làm Giấy ra viện giả cho người lao động đã điều trị nội trú để trục lợi chế độ BHXH chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Mẫu giấy ra viện mới nhất từ năm 2023? Cách ghi giấy ra viện được hướng dẫn như thế nào theo quy định mới?
Pháp luật
Bị mất giấy ra viện có được hưởng chế độ ốm đau không? Nếu bị mất giấy cần phải làm gì để được hưởng chế độ đó?
Pháp luật
Trường hợp cả hai đứa con đều bị ốm và có giấy ra viện thì có được hưởng chế độ ốm đau không? Thời gian hưởng chế độ ốm đau như thế nào?
Pháp luật
Có được yêu cầu nơi đã cấp giấy ra viện điều chỉnh nội dung trên giấy ra viện bị sai sót hay không? Việc cấp giấy ra viện được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Nếu giấy ra viện bị sai thông tin thì có được xin cấp lại để được hưởng bảo hiểm không theo quy định hiện hành?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy ra viện
7,563 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy ra viện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy ra viện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào