BỘ
Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
56/2017/TT-BYT
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 12
năm 2017
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ LUẬT AN
TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG THUỘC LĨNH VỰC Y TẾ
Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20
tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Vụ
trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe
Bà mẹ và Trẻ em,
Bộ trưởng Bộ Y tế ban
hành Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật bảo
hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động
thuộc lĩnh vực y tế.
Chương
I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định
về:
1. Bệnh, thẩm quyền
xác định bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
một lần.
2. Khám giám định mức
suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn
thương cơ thể) để hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động và thân nhân.
3. Việc cấp giấy ra
viện, giấy chứng sinh, trích sao hồ sơ bệnh án, giấy xác nhận nghỉ dưỡng thai, giấy
xác nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh và giấy
chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã
hội.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động
tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 2
của Luật bảo hiểm xã hội và Điều 43 của Luật an toàn vệ sinh
lao động.
2. Người lao động quy
định tại khoản 1 Điều này đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm
xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu
trí, trợ cấp hằng tháng; người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đà có đủ 20
năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
3. Người đề nghị khám
giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ tử tuất là thân nhân của
người lao động tham gia bảo hiểm xã hội
(sau đây gọi tắt là thân nhân người lao động).
Điều
3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này,
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.
Thời gian nghỉ việc điều trị ngoại trú là
thời gian người lao động không đủ sức khỏe để đi làm và
được người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chỉ định
điều trị ngoại trú.
2. Bản sao hợp lệ
là bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng
thực từ bản chính.
3. Trích sao hồ sơ bệnh
án là bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định của
pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Chương
II
BỆNH ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN VÀ HỒ SƠ KHÁM
GIÁM ĐỊNH ĐỂ HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
Điều
4. Bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần
Các bệnh được hưởng
chế độ bảo hiểm xã hội một lần gồm:
1. Ung thư, bại liệt,
xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng
thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc
quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân
hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
2.
Các bệnh, tật ngoài các bệnh quy định tại khoản 1 Điều này có mức suy giảm khả
năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc
không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và
những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người
theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
Điều
5. Hồ sơ khám giám định lần đầu
1. Hồ sơ khám giám định
lần đầu do tai nạn lao động:
a) Giấy giới thiệu của
người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1
kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền
quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy
đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2
kèm theo Thông tư này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định
không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;
b) Bản chính hoặc bản
sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị
cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ bệnh án;
c) Bản chính hoặc bản
sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 7
kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-
BLĐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012 của liên tịch Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo
cáo tai nạn lao động;
d)
Giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án.
Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy
tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động
và tổn thương đề nghị giám định.
Trường hợp người được
giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của
Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ
tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
đ) Một trong các giấy
tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực.
Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an
cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá
03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
2. Hồ sơ khám giám định
lần đầu bệnh nghề nghiệp:
a) Giấy giới thiệu của
người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục
1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người được giám định lần đầu bệnh
nghề nghiệp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị
khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy
định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với
trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề
nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao
gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động
đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và
người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng;
b) Bản chính hoặc bản
sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
c) Bản tóm tắt
hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp của người lao động có liên quan đến bệnh
nghề nghiệp (nếu có).
Trường hợp người được
giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của
Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ
bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định.
d) Một trong các giấy
tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
3. Hồ
sơ khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động:
a) Giấy giới thiệu của
người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục
1 kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động
đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định
nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;
b) Bản chính hoặc bản
sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ
sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ
bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với
người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
c) Một trong các giấy
tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
4. Hồ sơ khám giám định
để thực hiện chế độ tử tuất:
a) Giấy đề nghị khám
giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm
theo Thông tư này;
b) Bản
chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau
đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh,
Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được
khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
c) Một trong các giấy
tờ quy định lại điểm d khoản 1 Điều này.
5. Hồ sơ khám giám định
để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để
chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc
phải nghỉ dưỡng thai:
a) Giấy đề nghị giám
định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông
tư này;
b) Bản
chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc nhiều các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật
sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án (Bệnh án sản khoa hoặc bệnh khác), Giấy xác nhận
khuyết tật, Giấy ra viện, sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản
giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định
bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
c) Một trong các giấy
tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
6. Hồ sơ khám giám định
để hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
a) Giấy đề nghị khám
giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo
Thông tư này;
b) Bản
chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc nhiều các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật
sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, sổ khám
bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai
nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao
động;
c) Một trong các giấy
tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Điều
6. Hồ sơ khám giám định lại do tái phát
1. Hồ
sơ khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động:
a) Giấy đề nghị khám
giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm
theo Thông tư này;
b) Bản chính hoặc bản
sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ
lục 4 kèm theo Thông tư này hoặc Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này ghi rõ tổn thương tái
phát.
Trường hợp người được
giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của
Luật an toàn, vệ sinh lao động: trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải
ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả
năng điều trị ổn định.
c) Bản chính hoặc bản
sao hợp lệ: Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất kèm theo các Giấy chứng nhận
thương tích ghi nhận các tổn thương được giám định trong Biên bản đó.
Trường hợp người được
giám định thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư
này: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ
kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại.
d) Một trong các giấy
tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
2. Hồ sơ khám giám định
lại bệnh nghề nghiệp tái phát:
a) Giấy đề nghị khám
giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm
theo Thông tư này;
b) Bản chính hoặc bản
sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
c) Bản
chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4
kèm theo Thông tư này hoặc Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm
theo Thông tư này ghi rõ tổn thương tái phát.
Trường hợp người được
giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của
Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt
hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn
định.
d) Bản chính hoặc Bản
sao hợp lệ biên bản giám định y khoa lần gần nhất.
Trường hợp người được
giám định thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư
này: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó
phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại.
đ) Một trong các giấy
tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
Điều
7. Hồ sơ khám giám định tổng hợp
1. Giấy giới thiệu của
người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục
1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người được giám định tổng hợp
thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám
định hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp
người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà
phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao gồm cả người
lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết
định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động
đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
2. Bản chính hoặc bản
sao hợp lệ Biên bản giám định y khoa lần gần nhất nếu đã
được giám định.
3. Các giấy tờ khác
theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 hoặc Điều
6 Thông tư này phù hợp với đối tượng và loại hình giám định.
4. Một trong các giấy
tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
Điều
8. Hồ sơ giám định phúc quyết do vượt khả năng chuyên môn
1. Giấy giới thiệu do
Lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa ký tên và đóng dấu
theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư
này.
2. Hồ sơ giám định
theo quy định tại một trong các Điều 5, 6 hoặc 7 Thông tư này
phù hợp từng đối tượng và loại hình khám giám định.
3. Biên bản giám định
y khoa đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đã khám giám định
cho đối tượng hoặc văn bản họp Hội đồng Giám định y khoa xác định lý do vượt khả
năng chuyên môn đối với trường hợp Hội đồng
Giám định y khoa cấp tỉnh chưa khám
giám định cho đối tượng do lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y
khoa ký đóng dấu.
Điều
9. Hồ sơ khám giám định phúc quyết theo đề nghị của tổ chức, cá nhân
1. Văn bản đề nghị
khám giám định phúc quyết của một trong các cơ quan sau đây:
a) Cục Quản lý Khám,
chữa bệnh, Bộ Y tế;
b) Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội;
c) Sở Y tế;
d) Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội;
đ) Cơ quan Bảo hiểm
xã hội từ cấp tỉnh trở lên;
e) Người sử dụng lao
động;
g) Hội đồng Giám định
y khoa cấp tỉnh đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đã giám định
cho đối tượng nhưng đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng đó và đề
nghị giám định phúc quyết. Văn bản đề nghị phải do lãnh đạo cơ quan thường trực
của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh nơi đã khám cho đối tượng ký và đóng dấu,
trong đó phải ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng và đề nghị
giám định phúc quyết đồng thời phải kèm theo Giấy đề nghị giám định phúc quyết
của đối tượng đó theo mẫu quy định tại Phụ lục 2
kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao hợp lệ hồ
sơ giám định y khoa theo quy định tại một trong các Điều 5, 6 hoặc
7 Thông tư này phù hợp với từng đối tượng và loại hình giám định.
3. Bản chính hoặc Bản
sao hợp lệ Biên bản giám định y khoa của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.
Điều
10. Hồ sơ khám giám định phúc quyết lần cuối
1.
Văn bản đề nghị khám giám định phúc quyết lần cuối của một trong các cơ quan
sau đây:
a) Bộ Y tế;
b) Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội;
c) Bảo hiểm xã
hội Việt Nam;
d) Người sử dụng lao
động;
đ) Hội đồng Giám định
y khoa cấp trung ương đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp trung
ương đã giám định cho đối tượng nhưng đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội
đồng và đề nghị giám định phúc quyết.
Văn bản đề nghị phải
do lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương
nơi đã khám cho đối tượng ký và đóng dấu, trong đó phải ghi rõ
đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng đồng thời phải kèm theo Giấy đề
nghị giám định phúc quyết lần cuối của đối tượng đó.
2. Quyết định thành lập
Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Hồ
sơ giám định y khoa theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 9 Thông
tư này phù hợp với từng đối tượng và loại hình khám giám định.
4. Biên bản giám định
y khoa của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương.
Điều
11. Trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định
1. Người lao động có
trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định
y khoa đối với các trường hợp sau đây:
a) Giám định để
hưởng bảo hiểm xã
hội một lần;
b) Giám định lần đầu
để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng
bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết
định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;
c) Giám định đối với
người lao động đã nghỉ hưu hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm mắc bệnh
nghề nghiệp;
d) Giám định để xác định
không đủ sức khỏe để nuôi con sau khi sinh, người lao động
phải nghỉ dưỡng thai hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải
nghỉ dưỡng
thai;
đ) Giám định đối với
đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn,
vệ sinh lao động;
g) Giám định tái
phát, bao gồm cả người lao động đã nghỉ việc đề nghị khám giám định tái phát;
h) Giám định tổng hợp
đối với trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng
bảo hiểm xã hội hoặc nghỉ hưu.
Trường hợp người lao
quy định tại Khoản này vì lý do sức khỏe mà không thể tự lập hồ sơ thì người sử
dụng lao động hoặc thân nhân của người lao động có thể thay mặt người lao động
đó lập hồ sơ khám giám định. Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này, trong đó phải có
xác nhận về tình trạng nhân thân của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã.
2. Thân nhân của người
lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng
Giám định y khoa đối với đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hàng
tháng. Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này, trong đó phải có
xác nhận về tình trạng nhân thân của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi
người đó cư trú.
3. Người sử dụng lao
động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến Hội đồng Giám định
y khoa đối với các trường hợp sau đây:
a) Không thuộc quy định
tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều này;
b) Người lao động
theo quy định tại Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
4. Cơ quan thường trực
của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm lập hồ sơ giám định đối với
trường hợp khám giám định phúc quyết.
5. Cơ quan thường trực
của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương có trách nhiệm lập hồ sơ khám giám
định phúc quyết lần cuối.
Điều
12. Thời hạn giám định lại
1. Đối
với các trường hợp giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thời hạn
giám định lại ít nhất sau 02 năm (đủ 24 tháng), kể từ ngày người lao động được
Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp gần nhất trước đó, trừ trường hợp quy định tại
điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Trường hợp xác định
tổn thương do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tiếp tục tiến triển dần đến
thay đổi mức độ tổn thương thì Hội đồng Giám định y khoa được kết luận thời hạn
lần khám giám định tiếp theo ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối với người đã
được giám định ngoài đối tượng quy định tại khoản 1, khoản
2 Điều này nhưng có Tóm tắt hồ sơ bệnh án mới hoặc Giấy ra viện mới trong đó thể
hiện mắc thêm bệnh khác hoặc bệnh đã được giám
định thay đổi mức độ nặng lên hoặc nhẹ đi so với tình trạng bệnh, tật được kết
luận trong Biên bản Giám định y khoa lần gần
nhất thì được đề nghị giám định trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày có Tóm tắt
hồ sơ bệnh án mới hoặc Giấy ra viện mới.
Điều
13. Trình tự, nội dung khám giám định
1. Việc giải quyết hồ
sơ giám định y khoa và trình tự khám giám định y khoa được thực hiện theo quy định
của Thông tư số 52/2016/TT-BYT ngày 30 tháng
12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ
công tác và hoạt động của Hội đồng Giám định y khoa các cấp (sau đây gọi tắt là
Thông tư số 52/2016/TT-BYT).
2. Nội dung khám giám
định tai nạn lao động:
a) Nội dung khám giám
định tai nạn lao động lần đầu theo tổn thương ghi nhận tại Giấy chứng nhận
thương tích;
b) Nội dung khám giám
định tai nạn lao động tái phát: Khám giám định lại toàn bộ các tổn thương ghi
nhận tại Giấy chứng nhận thương tích và:
- Tổn thương tái phát
được ghi nhận tại Tóm tắt hồ sơ bệnh án phù hợp với Giấy chứng nhận thương
tích;
- Tổn thương không có
khả năng điều trị ổn định ghi nhận tại bản Tóm tắt hồ sơ bệnh án đối với đối tượng
quy định tại điểm c khoán 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh
lao động;
- Tổn thương do tai nạn
lao động tiếp tục tiến triển được ghi nhận tại Biên bản giám định y khoa theo
quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này;
c) Nội dung khám giám
định tổng hợp nhiều tai nạn lao động theo điểm a và điểm b Khoản này phù hợp với
từng trường hợp.
3. Nội dung khám giám
định bệnh nghề nghiệp:
a) Nội dung khám giám
định bệnh nghề nghiệp lần đầu theo Hồ sơ bệnh nghề nghiệp và tổn thương do bệnh
nghề nghiệp còn trong thời gian bảo đảm theo quy định của pháp luật;
b) Nội dung khám giám
định bệnh nghề nghiệp tái phát: Khám giám định lại toàn bộ các tổn thương ghi
nhận tại Hồ sơ bệnh nghề nghiệp và:
- Tổn thương tái phát
được ghi nhận tại Tóm tắt hồ sơ bệnh án phù hợp với Hồ sơ bệnh nghề nghiệp và
Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp lần liền kề trước đó;
- Tổn thương không có
khả năng điều trị ổn định ghi nhận tại bản Tóm tắt hồ sơ bệnh án đối với đối tượng
quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh
lao động;
- Tổn thương do tai nạn
lao động tiếp tục tiến triển được ghi nhận tại Biên bản giám định y khoa theo
quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này;
c) Nội dung khám giám
định tổng hợp nhiều bệnh nghề nghiệp theo điểm a và điểm b Khoản này phù hợp với
từng trường hợp.
4. Nội
dung khám giám định để hưởng chế độ hưu trí, chế độ tuất và nghỉ do không đủ sức
khỏe để nuôi con sau khi sinh hoặc nghỉ dưỡng thai, nhận con nhờ mang thai hộ,
khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần căn cứ theo các giấy tờ quy định
tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 5 và khoản 2 Điều 12 Thông tư này phù hợp
với từng trường hợp.
Trường hợp đã có Biên
bản khám giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc thương binh thì
không thực hiện khám giám định lại các bệnh, thương tật đã ghi nhận trong Biên
bản đó.
Trường hợp đã có Biên
bản khám giám định y khoa đối với các tổn thương và tỷ lệ tổn thương cơ thể do
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thương binh và không trùng với tổn
thương do bệnh mới mắc thì tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, thương binh đã được xác định sẽ được cộng với tỷ lệ tổn thương cơ thể
do bệnh tật được đề nghị khám giám định.
Trường hợp khám giám
định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Biên bản khám giám định y khoa phải thể
hiện rõ các nội dung theo quy định của Điều 4 Thông tư này.
5. Nội dung khám giám
định tổng hợp được thực hiện như sau:
a) Nội dung khám giám
định tổng hợp theo quy định tại khoản 2, khoản
3 Điều này phù hợp với từng đối tượng;
b) Trường hợp đối tượng
đã bị thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp nhưng mắc thêm thương tật hoặc bệnh nghề
nghiệp trùng lặp với tổn thương trước đây:
Thực hiện khám đúng,
đủ thương tật, bệnh nghề nghiệp hiện có và căn cứ vào kết quả khám để xác định
tỷ lệ suy giảm khả năng lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư liên tịch
số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9
năm 2013 của liên tịch Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định
tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp (sau đây
gọi tắt là Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH).
c) Trường hợp đối tượng
đã bị thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp nay bị mắc thêm thương tật hoặc bệnh nghề
nghiệp gây tổn thương không trùng lặp với tổn thương trước đây:
Thực hiện khám đúng,
đủ thương tật, bệnh nghề nghiệp của lần này và cộng với tỷ lệ suy giảm khả năng
lao động do tai nạn lao động hoặc nghề nghiệp được kết luận trong Biên bản khám
giám định y khoa của lần liền kề trước đó theo phương pháp quy định tại Thông
tư số liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH.
d) Trường hợp đối tượng
đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên nhưng
chưa tổng hợp tỷ lệ:
- Trường hợp đối tượng
đã khám giám định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 02 lần trở lên trước
ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì Hội đồng Giám định y khoa cộng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của các biên bản giám định đó theo phương pháp quy định tại
Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH
và ban hành Biên bản giám định mới.
- Ngoài trường hợp
nêu trên thì Hội đồng Giám định y khoa thực hiện khám giám định đối với toàn bộ
các tổn thương được ghi nhận trong Biên bản giám định gần nhất và tổng hợp tỷ lệ
tổn thương cơ thể với tỷ lệ tổn thương cơ thể được
ghi nhận trong Biên bản giám định còn lại.
Điều
14. Thời hạn giá trị Biên bản giám định y khoa
Biên bản giám định y
khoa có giá trị đến khi có biên bản giám định liền kề sau
đó với cùng nội dung và mục đích giám định.
Chương
III
CẤP GIẤY RA VIỆN, GIẤY CHỨNG SINH, TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN, GIẤY
CHỨNG NHẬN NGHỈ DƯỠNG THAI, GIẤY CHỨNG NHẬN KHÔNG ĐỦ SỨC KHỎE ĐỂ CHĂM SÓC CON
SAU KHI SINH
Điều
15. Cấp giấy ra viện
1. Thẩm quyền cấp giấy
ra viện: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh,
chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú.
2. Mẫu và cách ghi giấy
ra viện thực hiện theo quy định tại Phụ lục 3 kèm
theo Thông tư này.
3.
Trường hợp người bệnh được lưu tại Trạm y tế xã theo quy định tại
điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC
ngày 24 tháng 11 năm 2014 của liên tịch Bộ Y tế và Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế khi kết thúc điều trị, theo dõi tại
Trạm y tế thì được cấp giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông
tư này.
Điều
16. Cấp giấy chứng sinh
1. Thẩm quyền cấp giấy
chứng sinh: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh,
chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép thực hiện dịch vụ đỡ
đẻ.
2. Thủ tục cấp, cấp lại,
sửa đổi giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh và Thông tư số 34/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Thông tư bổ sung Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh.
3. Mẫu và cách ghi giấy
chứng sinh thực hiện theo quy định tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.
Trường hợp trẻ sinh
ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ sẽ được cấp Giấy chứng sinh theo quy định
tại Thông tư số 34/2015/TT-BYT ngày 27
tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh.
Điều
17. Cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án
1. Thẩm quyền cấp tóm
tắt hồ sơ bệnh án: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động
chuyên môn được phép điều trị nội trú.
2. Mẫu và cách ghi
tóm tắt hồ sơ bệnh án thực hiện theo quy định tại Phụ
lục 4 kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp người bệnh
được lưu tại Trạm y tế xã theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều
7 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 của
liên tịch Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế khi kết
thúc điều trị, theo dõi tại Trạm y tế thì được cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu
quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.
Điều
18. Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai
1. Thẩm quyền cấp giấy
chứng nhận nghỉ dưỡng thai:
a) Bệnh viện đa khoa
có khoa phụ sản hoặc bệnh viện chuyên khoa phụ sản đã được cấp giấy phép hoạt động
khám bệnh, chữa bệnh: được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng
thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa;
b) Bệnh viện đa khoa
đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và Hội đồng Giám định y
khoa được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng
thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân;
c) Người hành nghề
làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định lại điểm a và điểm b Khoản này
được ký giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị
các bệnh lý sản khoa và bệnh lý toàn thân theo phân công của người đứng đầu cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
2. Việc chứng nhận
nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân phải dựa trên cơ sở kết
quả hội chẩn các chuyên khoa có liên quan đến tình trạng bệnh lý của người bệnh.
3. Việc chứng
nhận nghỉ dưỡng thai thực hiện như sau:
a) Giấy chứng nhận
nghỉ dưỡng thai theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 kèm
theo Thông tư này đối với đối tượng là lao động nữ mang thai đã nghỉ việc trong
trường hợp điều trị ngoại trú;
b) Giấy chứng nhận
nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ
lục 7 kèm theo Thông tư này đối với đối tượng là lao động nữ mang thai đang
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp điều trị ngoại trú;
c) Biên bản giám định
y khoa thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ
lục kèm theo Thông tư số 52/2016/TT-BYT đối với trường hợp do Hội đồng Giám
định y khoa cấp;
d) Giấy ra viện theo mẫu
quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này hoặc
tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4
kèm theo Thông tư này.
4. Trường hợp giám định
để nghỉ dưỡng
thai thì trong biên bản bản giám định y khoa phải mô tả cụ thể về tình trạng sức
khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh
cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp
chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày
30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày.
Thời hạn nghỉ dưỡng
thai thực hiện theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa: Việc quyết định số
ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không
quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
Việc ghi ngày bắt đầu
được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.
Ví dụ: Ngày khám là
ngày 13 tháng 7 năm 2018 và phải nghỉ 30 ngày thì tại phần số ngày nghỉ để điều
trị bệnh ghi là 30 ngày và ghi rõ là từ ngày 13 tháng 7 năm 2018 đến ngày 11
tháng 8 năm 2018).
Biên bản giám định y
khoa để nghỉ dưỡng thai chỉ có giá trị trong việc giải quyết hưởng chế độ ốm
đau và thai sản.
5. Một lần khám chỉ
được cấp một giấy chứng nhận nghĩ dưỡng
thai. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30
ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng
nhận nghỉ dưỡng thai đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người
hành nghề xem xét quyết định.
6. Trường hợp bị mất
giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng
thai:
a) Người đã cấp giấy
chứng nhận nghỉ dưỡng thai phải làm đơn
đề nghị cấp bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng
thai và gửi cho đơn vị nơi đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng
thai bị mất;
b) Trong thời gian 02
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp bản sao giấy chứng nhận nghỉ
dưỡng thai, đơn vị nơi đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng
thai có trách nhiệm cấp lại bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng
thai.
7. Trường hợp bị mất giấy
chứng nhận nghỉ dưỡng thai trong thời hạn từ ngày làm việc
thứ 06 kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
nghỉ dưỡng thai: phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp giấy giấy chứng
nhận nghỉ dưỡng thai.
Điều
19. Cấp giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau
khi nhận con do nhờ mang thai hộ
1. Thẩm quyền cấp giấy
chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh
hoặc sau khi nhận con do nhờ mang thai hộ: Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh
trở lên.
2. Biên bản giám định
y khoa thực hiện theo quy định tại Phụ lục
kèm theo Thông tư số 52/2016/TT-BYT, trong
đó phần Kết luận phải ghi rõ là người mẹ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau
khi sinh.
3. Kết luận quy định
tại khoản 2 Điều này chỉ có giá trị để giải quyết hưởng chế độ thai sản.
Chương
IV
CẤP VÀ QUẢN LÝ GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
Điều
20. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
1. Việc cấp giấy chứng
nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu
cầu sau đây:
a) Do cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã
hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh đó;
b) Phù hợp với phạm
vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận
nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt;
c) Phù hợp với tình
trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Một
lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường
hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ
ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh
phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Trường hợp người lao
động trong cùng một thời gian được hai, ba chuyên khoa của các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh khác nhau khám và cùng cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm
xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài
nhất.
Trường hợp khám nhiều
chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì chỉ
cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng
bảo hiểm xã hội.
3. Người hành nghề
làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động được ký
giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã
hội; trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân thì người
hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Điều
21. Hình thức cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và cách ghi nội
dung giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
1. Đối với trường hợp
người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đã điều trị nội trú: Giấy
ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông
tư này.
Đối với trường hợp có
chuyển viện trong quá trình điều trị thì có thêm bản sao hợp lệ giấy chuyển tuyến.
Đối với trường hợp
người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải cấp giấy ra viện.
Việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội
cho khoảng thời gian người bệnh điều trị tại cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh trước khi tử vong được căn cứ vào thời gian ghi trên giấy báo tử
theo mẫu TP/HT/1999-C1 quy định
tại Quyết định số 1203-QĐ/1998/TP-HT ngày 26 tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ
Tư pháp về việc ban hành biểu mẫu, sổ sách hộ tịch.
2. Đối với trường hợp
người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đang điều trị ngoại
trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.
Trường hợp người bệnh
cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm
xã hội căn cứ số ngày nghỉ
ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm
xã hội theo quy định.
3. Mẫu và cách ghi giấy
chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.
4. Kết
luận về tình trạng sức khỏe quy định tại khoản 4 Điều này chỉ có giá trị trong
thời gian 06 tháng kể từ ngày ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng
thai và chỉ có giá trị để giải quyết hưởng chế độ thai sản.
Chương
V
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
Điều
22. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Y tế
Cục Quản lý Khám, chữa
bệnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Cục Quản
lý y, dược cổ truyền và Thanh tra Bộ:
1. Tổ chức triển khai
thực hiện và sơ kết, tổng kết việc triển khai Thông tư này trên phạm vi toàn quốc.
2. Kiểm tra, thanh
tra, xử lý vi phạm và giải quyết những
vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư này theo quy định của pháp luật hiện
hành.
Điều
23. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
1. Chỉ đạo, hướng dẫn
các cơ quan trong hệ thống bảo hiểm xã hội tổ chức triển khai thực hiện Thông
tư này.
2.
Chỉ đạo Bảo hiểm xã hội địa phương hướng dẫn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong
việc đăng tải công khai trên Trang tin điện tử
của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan bảo hiểm xã hội
tỉnh danh sách các cơ sở được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
cũng như phạm vi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội của cơ sở
đó. Kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tại các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều
24. Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Chủ trì trong việc
tổ chức triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết việc triển khai Thông tư này
trên địa bàn quản lý.
2. Kiểm tra, thanh
tra, xử lý vi phạm và giải quyết vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư này
theo quy định của pháp luật.
Điều
25. Trách nhiệm của Hội đồng Giám định y khoa
1. Cập
nhật dữ liệu cấp các hồ sơ, giấy tờ, biên bản giám định y khoa vào cơ sở dữ liệu
khám chữa bệnh quốc gia để liên thông với hệ thống dữ liệu của cơ quan bảo hiểm
xã hội. Tạo lập chứng từ điện tử về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy
định tại Nghị định số 166/2016/NĐ-CP ngày 24
tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và lộ trình do Bảo hiểm xã hội
Việt Nam hướng dẫn đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp,
chính xác của chứng từ.
2.
Cung cấp cho người được giám định sau khi hoàn thành việc giám định các giấy tờ
sau đây:
a) Biên bản giám định;
b) Hóa đơn, chứng từ
thu phí giám định;
c) Bảng kê các nội
dung giám định. Trường hợp nội dung giám định do cơ sở y tế
khác thực hiện thì phải ghi rõ tên cơ sở y tế thực hiện nội dung giám định đó tại
cột ghi chú.
Điều
26. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Phổ biến, quán triệt
nội dung của Thông tư này đến toàn bộ người hành nghề và nhân viên của cơ sở
mình.
2. Cấp đầy đủ, kịp thời
cho người lao động hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội
theo quy định tại Thông tư này; giám sát việc ghi nội dung trong các giấy tờ
quy định tại Thông tư này của người hành nghề tại cơ sở của mình và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của việc cấp các giấy tờ này.
3. Cập nhật dữ liệu
khám bệnh, chữa bệnh vào cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh quốc gia để liên thông với
hệ thống dữ liệu của cơ quan bảo hiểm xã hội. Tạo lập chứng từ điện tử về khám
bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 166/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của
Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, bảo hiểm thất nghiệp và lộ trình do Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn đồng
thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của chứng từ.
4. Cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh nơi chuyển người bệnh đi có trách nhiệm cung cấp bản sao có đóng dấu
treo giấy chuyển viện cho người bệnh khi có yêu cầu.
5. Cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng
thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng
nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
a) Cấp lại giấy ra viện,
giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức
khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã
hội trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất, bị hỏng;
- Người ký các giấy
chứng nhận không đúng thẩm quyền;
- Việc đóng dấu trên
các giấy chứng nhận không đúng quy định;
- Có sai sót về thông
tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng
nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi
sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp cấp lại phải
đóng dấu "Cấp lại" trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận
nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi
sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
b) Bổ sung, sửa đổi nội
dung trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy
chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ
việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp có sai
sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng
sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để
chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Sau khi bổ sung, sửa
đổi nội dung phải đóng dấu treo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (dấu đã đăng ký
với cơ quan bảo hiểm xã hội) tại phần nội dung bổ sung, sửa đổi.
c)
Thực hiện việc đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký sử dụng trên giấy chứng nhận nghỉ việc
hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
- Trường hợp cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh là pháp nhân: đăng ký mẫu dấu thực hiện theo mẫu quy định
tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này;
- Trường hợp cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân: đăng ký con dấu của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh và mẫu chữ ký của người hành nghề được phép ký giấy chứng nhận nghỉ
việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Phụ lục
8 kèm theo Thông tư này.
Trường hợp cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh thay đổi mẫu dấu hoặc thay đổi hoặc bổ sung người được ủy quyền
ký thay thủ trưởng đơn vị tại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
thì phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh hoặc cấp
huyện (theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam) nơi cơ sở đó đặt trụ sở
trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thay đổi.
Trường hợp cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh đã áp dụng chữ ký số thì thực hiện theo quy định của pháp luật về
chữ ký số.
d) Thực hiện việc ủy
quyền cho người được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên giấy chứng
nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Việc ủy quyền phải thực
hiện bằng văn bản và được gửi cho cơ quan Bảo
hiểm xã hội cấp tỉnh nơi cơ sở đặt trụ sở.
Người được ủy quyền không được ủy quyền lại. Văn bản ủy
quyền phải thể hiện các nội dung tối thiểu sau: Họ,
tên và chức danh của người được ủy quyền; phạm vi ủy quyền (nêu
rõ người được ủy quyền được ký tên, đóng dấu trong các trường hợp nào) và thời hạn ủy quyền.
Chương
VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều
27. Hiệu lực thi hành.
1. Thông tư này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018.
2. Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế hết
hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều
28. Điều khoản chuyển tiếp
1. Giấy ra viện, Giấy
chứng sinh, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo
hiểm xã hội, Giấy chứng nhận thương tích, Giấy
báo tử do các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp
theo đúng thẩm quyền và quy chế chuyên môn do Bộ Y tế quy định trong thời gian
kể từ 01 tháng 7 năm 2016 đến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành
nhưng cấp không đúng mẫu, ghi không đúng thời gian, không đóng dấu pháp nhân,
đóng dấu không đúng chỗ, ký tên không đúng chỗ,
không đủ chữ ký thì vẫn có giá trị dễ làm
căn cứ giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
2. Mẫu giấy chứng nhận
nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện, giấy
chứng sinh đã phát hành trước ngày Thông tư này ban hành được tiếp tục áp dụng
đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018.
Điều
29. Điều khoản tham chiếu
Trong trường hợp các
văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có
sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật
mới.
Trong quá trình thực
hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp
thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn
phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (để giám sát);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Bảo hiểm xã
hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Lưu: VT, KCB, BMTE, PC (02b).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Lê Tuấn
|
DANH
MỤC PHỤ LỤC
1.
|
Phụ
lục 1
|
Giấy giới thiệu
|
2.
|
Phụ
lục 2
|
Giấy đề nghị khám
giám định
|
3.
|
Phụ
lục 3
|
Giấy ra viện
|
4.
|
Phụ
lục 4
|
Tóm tắt hồ sơ bệnh
án
|
5.
|
Phụ
lục 5
|
Giấy chứng sinh
|
6.
|
Phụ
lục 6
|
Giấy chứng nhận nghỉ
dưỡng thai
|
7.
|
Phụ
lục 7
|
Giấy chứng nhận nghỉ
việc hưởng bảo hiểm xã hội
|
8.
|
Phụ
lục 8
|
Bản đăng ký mẫu dấu,
mẫu chữ ký sẽ sử dụng để xác nhận trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng
bảo hiểm xã hội
|
PHỤ LỤC 1
MẪU GIẤY GIỚI THIỆU ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT
ngày 29 tháng 12 năm
2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CƠ
QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
………../GGT
|
…….1……,
ngày ….. tháng …..
năm…..
|
GIẤY
GIỚI THIỆU
Kính
gửi: Hội đồng Giám định y khoa……… 2……..
…………………………….3………………………………..……..
trân trọng giới thiệu:
Ông/ Bà:…………………………………………
Sinh ngày…. tháng...
năm…..
Chỗ ở hiện tại: ............................................................................................................
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ
chiếu số: …………Ngày cấp:……………
Nơi cấp: ............
Số
Sổ BHXH/Mã số BHXH: …………………………4........................................................
Nghề/công
việc………………………………………5..........................................................
Điện thoại liên hệ: ........................................................................................................
Là cán bộ/ nhân viên/
thân nhân của .............................................................................
Được cử đến Hội đồng
Giám định y khoa ....................................................................
để giám
định mức suy giảm khả năng lao động:
Đề nghị giám định: ……………………………….6.............................................................
Loại hình giám định: ……………………………..7
.............................................................
Nội dung giám
định: ……………………………..8 ............................................................
Đang
hưởng chế độ: …………………………….9 ............................................................
Trân trọng cảm ơn.
|
LÃNH
ĐẠO CƠ QUAN/ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
|
Ghi chú: Giấy giới
thiệu có giá trị trong vòng ba tháng
kể từ ngày ký
giới thiệu.
_________________
1
Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan, đơn vị giới thiệu đề
nghị giám định
2
Tên Hội đồng Giám định y khoa nơi tổ
chức đề nghị giám định
3
Tên cơ quan, đơn vị giới thiệu người lao động
4
Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã
số bảo hiểm xã
hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo
hiểm xã hội chính thức có thông háo về việc sử
dụng mã số bảo hiểm
xã hội thay cho số sổ bảo
hiểm xã hội.
5 Trường
hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám
giám định để hưởng
trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc
6
Ghi rõ một trong các hình thức khám
giám định sau: lần đầu/tái
phát/lại/tổng hợp/phúc quyết.
7
Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định
sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng
BHXH một lần/hưởng chế độ thai sản
8
Ghi rõ bệnh, tật cần khám giám định theo các giấy tờ điều trị
9
Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ
tổn thương cơ thể nếu có. Nếu chưa được
hưởng chế độ thì ghi: chưa.
PHỤ LỤC 2
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT
ngày 29
tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY
ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
Kính
gửi:…………………………………………..
Tên tôi là .................................................................... Sinh
ngày….. tháng…..
năm……
Chỗ ở hiện tại: ............................................................................................................
Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ
chiếu số: ................... Ngày cấp: ………..Nơi
cấp:………..
Số sổ BHXH/Mã số
BHXH: ……………………………….. 1...............................................
Nghề/công việc ……………………………………………..
2................................................
Điện thoại liên hệ: ........................................................................................................
Đề nghị được giám định
mức độ suy giảm khả năng lao động:
Đề nghị giám định: ……………………………….3.............................................................
Loại hình giám định: ……………………………..4 .............................................................
Nội dung giám
định: ……………………………..5 ............................................................
Đang
hưởng chế độ: …………………………….6 ............................................................
Xác
nhận của UBND hoặc Công an cấp xã7
|
Người
viết giấy đề nghị
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
_____________________
1 Ghi
số sổ
BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ
áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã
hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo
hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm
xã hội.
2
Ghi rõ hiện có đang làm việc trong môi trường có
yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được đề nghị khám hay không
Trường hợp là thân
nhân của người lao động đề nghị khám giám định để
hưởng trợ cấp tuất hằng
tháng thì không cần
khai nội dung nghề/công việc.
3
Ghi rõ một trong các
hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái
phát/lại/ tổng hợp/phúc
quyết.
4
Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề
nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng
BHXH một lần/hưởng
chế độ thai sản
5
Ghi rõ bệnh, tật cần khám giám định theo các giấy
tờ điều trị
6
Ghi rõ chế độ đang hưởng
và tỷ lệ tổn thương cơ thể nếu có. Nếu chưa được
hưởng chế độ
thì ghi: chưa.
7
Chỉ áp dụng đối với trường hợp thân nhân của người lao động là người chịu trách
nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định
PHỤ LỤC 3
MẪU GIẤY RA VIỆN
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT
ngày 29 tháng 12 năm
2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
……………..
BV:………….
Khoa:………..
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
MS: 01/BV-01
Số lưu trữ:………………..
Mã Y tế …../…./…./…..
|
GIẤY
RA VIỆN
- Họ tên người bệnh: .............................................................. Tuổi:
………..Nam/Nữ…..
- Dân tộc: ………………………………….Nghề
nghiệp: ...................................................
- Mã số BHXH/Thẻ BHYT
số: .......................................................................................
- Địa chỉ: .....................................................................................................................
- Vào viện lúc:………….giờ………phút,
ngày……tháng……năm......................................
- Ra viện lúc:………….giờ………phút,
ngày……tháng……năm........................................
- Chẩn đoán:................................................................................................................
- Phương pháp điều trị:................................................................................................
- Ghi chú: ....................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Ngày…..
tháng…..
năm……..
Thủ trưởng đơn
vị
(Ký
tên, đóng dấu)
|
Ngày…..
tháng…..
năm……..
Trưởng khoa
Họ
tên……………………………….
|
HƯỚNG
DẪN GHI GIẤY RA VIỆN
I. Phần Mã số BHXH/Thẻ
BHYT:
Ghi số sổ BHXH hoặc
mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã
hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ
bảo hiểm xã hội.
II. Phần chẩn đoán:
- Phải mô tả cụ thể về
tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường
hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì
ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mà bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh
và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;
- Trường hợp đình
chỉ thai nghén: Ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén.
II. Phần phương pháp điều
trị:
Ghi chỉ định điều trị.
Trường hợp phải đình chỉ thai nghén:
- Dưới 22 tuần tuổi
thì căn cứ tình trạng thực tế để ghi phương pháp điều trị theo một trong các
trường hợp sau: Sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai, trừ trường hợp giảm
thiểu thai trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm;
- Từ 22 tuần tuổi trở
lên ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ.
Việc xác định tuần tuổi
của thai dựa vào ngày có kinh cuối cùng hoặc kết quả
siêu âm trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trường hợp người bệnh phải đình chỉ thai
nghén vì lý do bệnh lý thì ghi
rõ chẩn đoán theo hướng dẫn chuyên môn đồng thời ghi cụm từ "(phá thai bệnh
lý)" ngay sau phần chẩn đoán.
Ví dụ: Chửa ngoài tử cung (phá thai bệnh lý).
III. Phần ghi
chú:
Ghi lời dặn
của thầy thuốc, Cách ghi lời dặn của thầy thuốc trong một số trường hợp:
- Trường hợp người bệnh
cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú: Ghi rõ số
ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện. Việc quyết định
số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe
của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.
- Trường hợp lao động
nữ cần nghỉ để dưỡng thai thì sau khi ghi số ngày
nghỉ phải ghi rõ là "để dưỡng thai". Ví dụ: Số ngày nghỉ: 10 ngày để
dưỡng thai. Việc quyết định số ngày nghỉ phải
căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.
- Trường hợp người có
thai từ 22 tuần tuổi trở phải đình chỉ thai nghén thì ghi là đẻ
non, con chết.
- Trường hợp đẻ non
ghi rõ số con và tình trạng con sau sinh.
- Trong trường hợp
người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi
phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh.
IV. Ngày, tháng, năm
và chữ ký:
- Việc ghi ngày,
tháng, năm tại phần chữ ký của Trưởng khoa điều trị phải trùng
với ngày ra viện.
- Tại phần "Trưởng
khoa": Trưởng khoa hoặc Phó trưởng khoa ký
tên theo quy chế làm việc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tại phần "Thủ
trưởng đơn vị": Người đứng đầu cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Trường hợp cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh chỉ có 01 người có đủ thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì
người đó chỉ cần ký và đóng dấu vào phần người thủ trưởng đơn vị.
PHỤ LỤC 4
MẪU BẢN TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT
ngày 29 tháng
12năm 2017 của
Bộ trưởng Bộ Y tế)
……………………………..
Bệnh viện:……………….
|
TÓM
TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN
|
1. Họ và tên
(In hoa):.................................................................... 2. Năm sinh:………..
3. Giới:
Nam □ Nữ
□ 4. Dân tộc:
.....................................................................
5. Mã
số BHXH/Thẻ BHYT số:......................................................................................
6. Nghề nghiệp: ..........................................................................................................
7. Cơ quan/Đơn vị
công tác: .......................................................................................
8. Địa chỉ:
Số nhà……….Thôn, tổ ……..Xã,
phường, thị trấn .........................................
Huyện (Quận): ………………………….Tỉnh,
thành phố ....................................................
9. Vào viện
ngày………/……. /20…….; Ra viện ngày ……./….. /20…..;
10. Chẩn đoán lúc vào
viện: .......................................................................................
11. Chẩn đoán lúc ra
viện: ..........................................................................................
12. Tóm tắt bệnh án:...................................................................................................
a) Quá trình bệnh lý
và diễn biến lâm sàng: ...................................................................
b) Tóm tắt kết quả
xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán:
.................................
c) Phương pháp điều trị:
..............................................................................................
d) Tình trạng người bệnh
ra viện: ..................................................................................
13.
Ghi chú:................................................................................................................
|
……ngày
….tháng …..năm…..
Thủ trưởng đơn vị
(ký
tên, đóng dấu)
|
Hướng dẫn ghi Tóm tắt
hồ sơ bệnh án:
1. Việc ghi tóm tắt hồ
sơ bệnh án phải bảo đảm tính thống nhất với hồ sơ bệnh án của người bệnh.
2. Trường hợp người mất
hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ
em dưới 16 tuổi phải
ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh tại phần ghi
chú.
3. Trường hợp con chết
sau khi sinh thì ghi ngày/tháng/năm sinh của con và ngày/tháng/năm
con chết, số con bị chết tại phần tình trạng người bệnh ra viện.
4. Phần Mã số BHXH/Thẻ
BHYT: Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã
hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo
hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số
bảo hiểm xã hội thay cho số
sổ bảo hiểm
xã hội.
HƯỚNG
DẪN CÁCH GHI GIẤY CHỨNG
SINH
1. Họ và tên mẹ hoặc
người nuôi dưỡng: Ghi tên mẹ theo Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc hộ khẩu
bằng chữ in hoa, có dấu.
2. Năm sinh: Ghi năm
sinh của mẹ hoặc người nuôi dưỡng theo năm dương lịch.
3. Nơi đăng ký thường
trú, tạm trú: Ghi nơi đăng ký thường trú, tạm trú theo địa danh 4 cấp: Thôn/bản,
xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
Trường hợp người nước
ngoài có đăng ký thường trú, tạm trú tại Việt
Nam thì ghi giống như người Việt Nam. Trường hợp
người nước ngoài không đăng ký thường trú, tạm trú tại Việt Nam nhưng sinh sống
ở vùng biên giới sang đẻ ở các cơ sở y tế của Việt Nam thì ghi tên tỉnh và nước
nơi họ đang sinh sống.
4. Mã số BHXH/Thẻ
BHYT số: Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp
dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số
bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
5. Số chứng minh nhân
dân (CMND)/Hộ chiếu của mẹ hoặc người nuôi dưỡng: Ghi
rõ số CMND đã được cấp, trong trường hợp không có giấy CMND mà có Hộ chiếu thì
ghi số Hộ chiếu. Nếu không có CMND và Hộ chiếu thì bỏ
trống. (Chỉ áp dụng quy định ghi số CMND hoặc số hộ chiếu đến khi cơ quan bảo
hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử
dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).
6. Dân tộc: Ghi rõ
tên dân tộc của người mẹ hoặc người nuôi dưỡng như: Kinh, Tày, Nùng, Hoa hoặc
các dân tộc khác.
7. Họ và tên cha: Ghi
theo thông tin do người bệnh hoặc người nhà người bệnh cung cấp. Cơ sở y tế
không phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin về họ và tên người
cha.
8. Đã sinh con vào
lúc: Ghi giờ, phút, ngày, tháng, năm mà đứa trẻ sinh ra theo năm dương lịch.
9. Tại: Ghi tại nơi
trẻ được sinh ra, cụ thể:
a) Trường hợp trẻ em
được sinh ra tại bệnh viện, thì ghi tên bệnh viện
và địa danh hành chính nơi trẻ em được sinh ra (Ví dụ: bệnh viện đa khoa tỉnh
Nam Định). Trường hợp trẻ em được sinh tại cơ sở y tế khác thì ghi tên cơ sở y
tế và địa danh hành chính 3 cấp nơi trẻ em sinh ra (Ví dụ: Trạm y tế xã
Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định);
b) Trường hợp trẻ em
được sinh tại nhà thì ghi tại nhà và địa danh 3 cấp: cấp xã/phường,
quận/huyện, tỉnh/thành phố (Ví dụ: tại nhà ở xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh
Nam Định);
c) Trường hợp trẻ em
được sinh ra tại nơi khác, ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cũng ghi nơi trẻ
em được sinh ra và địa danh 3 cấp hành chính (Ví dụ: đẻ trên đường đi, tại xã
Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định);
d) Trường hợp trẻ em
bị bỏ rơi thì ghi rõ trẻ bị bỏ rơi, nơi nhặt được trẻ với địa
danh 3 cấp hành chính (Ví dụ: đẻ bị bỏ rơi tại xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh
Nam Định);
10. Sinh lần thứ mấy:
Ghi tất cả các lần sinh kể cả đẻ lần này, đẻ non, đẻ con chết.
11. Số
con hiện sống: Ghi số con hiện đang sống, kể cả trẻ sinh ra sống lần này.
12. Số con trong lần
đẻ này: Ghi số con đẻ lần này. Trong trường hợp đẻ sinh đôi hoặc sinh nhiều hơn
thì ghi cụ thể số con và cấp Giấy chứng sinh riêng cho từng trẻ.
13. Giới tính của
con: Ghi cụ thể trẻ em sinh ra sống là nam hay nữ. Trường hợp dị tật, không rõ
là nam hay nữ thì ghi là không xác định.
14. Cân nặng: Ghi trọng
lượng của trẻ đẻ ra được cân trong giờ đầu sau khi sinh theo đơn vị tính gram.
(Ví dụ: trẻ sinh ra là 3500gram). Nếu không được cân thì bỏ trống.
15. Tình trạng của
con: Ghi rõ tình trạng của trẻ tại thời điểm làm Giấy chứng
sinh: khỏe mạnh, yếu, dị tật hoặc các biểu hiện liên quan đến sức khỏe
khác (nếu có). Nếu dị tật, ghi cụ thể loại dị tật, kể cả khuyết tật về hình
thái của trẻ nếu phát hiện được.
16. Dự kiến đặt tên
con: Ghi tên dự kiến đặt cho trẻ. Tên dự kiến này có thể thay đổi khi đăng ký
khai sinh.
17. Ghi chú: Trường hợp
sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc vừa sinh con dưới
32 tuần tuổi lại vừa phải phẫu thuật thì trong phần ghi chú phải ghi rõ một trong
các nội dung sau "sinh con phải phẫu thuật" hoặc "sinh con dưới
32 tuần tuổi" hoặc "phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi".
18. Người đỡ đẻ: ký
tên, ghi rõ chức danh và họ tên (đối với trường hợp đẻ tại cơ sở y tế). Trong
trường hợp đẻ tại nhà thì ghi cụ thể tên và chức danh của người đỡ
(nếu là nhân viên Y tế). Ví dụ: Cô đỡ thôn bản đỡ thì ghi Cô đỡ
và họ tên cô đỡ. Trong trường hợp người đỡ không phải là cán bộ y tế thì chỉ
ghi họ tên.
19. Ngày, tháng, năm
ghi Giấy chứng sinh: Ghi theo ngày, tháng, năm dương lịch.
20. Người ghi phiếu:
Ký tên, ghi rõ chức danh và họ tên.
21. Người đứng đầu cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Trường hợp cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh chỉ có 01 người có đủ thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì
người đó chỉ cần ký và đóng dấu vào phần người thủ trưởng
đơn vị.
Trường hợp đẻ tại
nhà, trẻ đẻ bị bỏ rơi, đẻ nơi khác không phải cơ sở y tế...mà trạm y tế cấp Giấy
chứng sinh thông qua nhân viên y tế thôn/bản thì
trưởng trạm y tế ghi và xác nhận, ký tên, đóng dấu, ghi
rõ họ tên.
22. Xác nhận của cha,
mẹ hoặc người thân thích: ký tên, ghi rõ họ tên, quan hệ với đứa trẻ.
PHỤ LỤC 6
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ DƯỠNG THAI
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT
ngày 29 tháng
12năm 2017 của
Bộ trưởng Bộ Y tế)
Tên cơ sở KB, CB
Số:……………………./………
|
Số
Seri…………………………….
|
GIẤY
CHỨNG NHẬN NGHỈ DƯỠNG THAI
I. Thông tin người bệnh
1. Họ và tên: ..................................................................... ngày
sinh……/ ……/………..
2. Mã số
BHXH/Số thẻ BHYT: ......................................................................................
3. Đơn vị làm việc: ......................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
II. Chẩn đoán:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Số ngày cần nghỉ để điều
trị bệnh: ...............................................................................
(Từ
ngày ……………..đến hết ngày………………………….
)
|
Ngày
……..tháng……..
năm ……..
Người hành nghề KB, CB
(Ký, họ tên, trừ trường hợp
sử dụng chữ ký số)
|
|
Xác
nhận của thủ trưởng cơ quan đơn vị
(Ký,
họ tên, đóng dấu trừ trường hợp sử dụng chữ ký số)
|
CÁCH
GHI GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ DƯỠNG THAI
1. Phần mã số bảo hiểm
xã hội/thẻ bảo hiểm y tế:
Ghi số
sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan
bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo
hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
2. Phần chẩn đoán:
Phải mô tả cụ thể về
tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài
ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc
ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày
30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;
3. Phần Số ngày nghỉ:
- Việc quyết định số
ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không
quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
- Việc ghi ngày bắt đầu
được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.
Ví dụ: Ngày khám là
ngày 13 tháng 7 năm 2018 và phải nghỉ 30 ngày thì tại phần số ngày nghỉ để điều trị bệnh ghi là 30 ngày và ghi rõ là từ ngày 13 tháng 7 năm 2018 đến
ngày 11 tháng 8 năm 2018).
- Trường hợp cấp lại giấy
chứng nhận nghỉ dưỡng thai thì việc ghi ngày bắt
đầu được nghỉ vẫn phải trùng với ngày người bệnh đến
khám. Riêng phần ngày tháng năm cấp giấy phải
ghi theo đúng thực tế.
Ví dụ: Ngày 14 tháng
7 năm 2018 chị Nguyễn Tuyết A đã được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng
thai trong thời gian 30 ngày từ ngày 14 tháng 7 đến
ngày 12 tháng 8 năm 2018.
Đến
ngày 15 tháng 9 năm 2018, chị Nguyễn Tuyết A có văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng
nhận nghỉ dưỡng thai và ngày 16 tháng 9 năm 2018 cơ sở thực hiện việc cấp lại giấy
chứng nhận nghỉ dưỡng thai thì việc ghi giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai được thực
hiện như sau:
Phần chẩn đoán ghi rõ
tên bệnh theo chẩn đoán;
Phần số ngày nghỉ để điều
trị bệnh ghi là 30 ngày và ghi rõ là từ ngày 14 tháng 7 năm 2018 đến ngày 12
tháng 8 năm 2018)
Phần ngày tháng năm
liền kề phía trên của cụm từ "Y, bác sỹ KCB" ghi là ngày 16 tháng 9
năm 2018.
4. Phần xác nhận của
thủ trưởng đơn vị
Người đứng đầu
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh đó.