Có được xem là phòng vệ chính đáng khi đáp trả lại hành động tấn công của người khác dẫn tới việc người đó bị thương không?
- Trách nhiệm hình sự là gì? Cơ sở của trách nhiệm hình sự được quy định như thế nào?
- Có được xem là phòng vệ chính đáng khi đáp trả lại hành động tấn công của người khác dẫn tới việc người đó bị thương không?
- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng dẫn đến việc làm người khác bị thương thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Trách nhiệm hình sự là gì? Cơ sở của trách nhiệm hình sự được quy định như thế nào?
Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý. Là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó thực hiện.
Căn cứ Điều 2 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự như sau;
Cơ sở của trách nhiệm hình sự
1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015 mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Có được xem là phòng vệ chính đáng khi đáp trả lại hành động tấn công của người khác dẫn tới việc người đó bị thương không?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:
Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Theo đó, phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm. Và phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Theo thông tin cung cấp, bạn và hàng xóm có xảy ra cãi vã và trong lúc đang xô xát, bạn cầm dao đâm trúng bụng của một người khiến họ phải nhập viện.
Xét về tương quan, bạn chỉ có một mình, còn bên kia có đến gần chục người, lại mang theo hung khí (gậy gộc). Họ tấn công, dùng gậy đánh vào đầu bạn gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe. Bạn đã yêu cầu những người đó dừng tấn công nhưng họ vẫn tiếp tục hành hung, điều này thể hiện tính chất bạo lực côn đồ, hung hãn.
Nếu bạn không chống trả hoặc có hành vi tự vệ thì có thể bạn sẽ bị tổn hại lớn hơn về sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Do đó, hành vi chống trả của bạn là phòng vệ chính đáng. Theo quy định của pháp luật hiện hành, phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm, vì vậy bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng dẫn đến việc làm người khác bị thương thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:
Phòng vệ chính đáng
...
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Căn cứ Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội như sau:
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Theo đó, người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng dẫn đến việc làm người khác bị thương phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp người đó có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên.
Và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi cụ thể mà người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các khung hình phạt khác nhau được quy định tại Điều 136 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung hoạt động chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự như thế nào? Lực lượng nòng cốt trong phòng thủ dân sự?
- Dịch vụ sự nghiệp công là gì? Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước gồm những dịch vụ nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội từ ngày 25/12/2024 theo Nghị định 147 gồm những gì?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 HCM? Thời gian bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 TPHCM ra sao?
- Mẫu bản cam kết của người lao động để được hỗ trợ do bị giảm giờ làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động? Tải mẫu tại đâu?