Người bị hại đánh lại người phạm tội và gây thương tích 26% trong trường hợp phòng vệ chính đáng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Hành vi dùng dùi cui điện tấn công người khác gây thương tích 12% thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Có được khởi tố đối với người có hành vi dùng dùi cui điện tấn công người khác gây thương tích không?
- Người bị hại đánh lại người phạm tội và gây thương tích 26% trong trường hợp phòng vệ chính đáng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi dùng dùi cui điện tấn công người khác gây thương tích 12% thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
Theo đó, về hành vi của ông hàng xóm dùng dùi cui điện tấn công bố bạn và gây thương tích 12%, thì trong Bộ luật có quy định người nào dùng hung khí nguy hiểm cố ý gây thương tích hoặc cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Người bị hại đánh lại người phạm tội và gây thương tích 26% trong trường hợp phòng vệ chính đáng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Có được khởi tố đối với người có hành vi dùng dùi cui điện tấn công người khác gây thương tích không?
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định chỉ khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 134 khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 155 Bộ luật này thì bố của bạn phải làm yêu cầu khởi tố thì cơ quan điều tra mới có căn cứ để khởi tố và điều tra với ông hàng xóm.
Như vậy, theo các quy định trên thì bố bạn có thể yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố người hàng xóm có hành vi tấn công bố bạn gây thương tích.
Người bị hại đánh lại người phạm tội và gây thương tích 26% trong trường hợp phòng vệ chính đáng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tại Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:
- Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Theo đó, về việc bố bạn đánh lại ông hàng xóm và gây thương tích 26% trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Tuy nhiên, nếu như chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi xâm phạm, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Hành vi dùng khúc gỗ to để đánh lại, chống trả ông hàng xóm của bố bạn có thể coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định trên.
Tuy nhiên, Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì bị phạt tiền 5.000.000 đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Trong trường hợp này, hành vi của bố bạn nếu được xác định là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nhưng tỷ lệ thương tật gây ra cho ông hàng xóm dưới 31% nên bố bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?