Có được vừa thanh tra, vừa kiểm toán trong cùng một năm hay không? Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động kiểm toán?
Kiểm toán nhà nước là gì?
Theo Điều 3 Luật kiểm toán nhà nước 2015 quy định như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
[...]
5. Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là việc đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính công, tài sản công hoặc báo cáo tài chính liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; việc chấp hành pháp luật và hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
6. Kiểm toán nhà nước chuyên ngành là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, thực hiện kiểm toán đối với đơn vị được kiểm toán ở trung ương và các nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước.
7. Kiểm toán nhà nước khu vực là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, thực hiện kiểm toán đối với đơn vị được kiểm toán ở địa phương và các nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước.
[...]”
Theo đó, kiểm toán nhà nước chuyên ngành là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, thực hiện kiểm toán đối với đơn vị được kiểm toán ở trung ương và các nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước. Kiểm toán nhà nước khu vực là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, thực hiện kiểm toán đối với đơn vị được kiểm toán ở địa phương và các nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước. Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là việc đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính công, tài sản công hoặc báo cáo tài chính liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; việc chấp hành pháp luật và hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Có được vừa thanh tra vừa kiểm toán trong cùng một năm hay không?
Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động kiểm toán?
Theo Điều 8 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 và điểm a khoản 15 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước:
+ Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán;
+ Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;
+ Đưa, nhận, môi giới hối lộ;
+ Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi;
+ Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán;
+ Tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểm toán chưa được công bố chính thức.
- Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán:
+ Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
+ Cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
+ Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, kịp thời hoặc thiếu khách quan thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
+ Mua chuộc, đưa hối lộ cho Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước;
+ Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công.
- Nghiêm cấm mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước.
Có được vừa thanh tra, vừa kiểm toán trong cùng một năm hay không?
Theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 quy định như sau:
"10. Bổ sung Điều 64a vào sau Điều 64 như sau:
“Điều 64a. Cơ quan thanh tra và Kiểm toán nhà nước
1. Khi xây dựng kế hoạch kiểm toán hằng năm, Kiểm toán nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ để xử lý trùng lặp, chồng chéo.
2. Cơ quan thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Kiểm toán nhà nước xử lý trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
3. Khi tiến hành hoạt động kiểm toán, thanh tra, nếu phát hiện trùng lặp, chồng chéo, Kiểm toán nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan thanh tra để xử lý.”."
Như vậy, khi xây dựng kế hoạch kiểm toán hằng năm, kiểm toán nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ để xử lý trùng lặp, chồng chéo. Cơ quan thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Kiểm toán nhà nước xử lý trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán. Theo quy định này thì trong cùng năm có thể vừa thanh tra, vừa kiểm toán nhưng các cơ quan này phải phối hợp với nhau để tránh trùng lặp, chồng chéo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?