Có được phép ban hành nghị định theo thủ tục rút gọn không? Nếu có thì việc ban hành theo quy trình rút gọn thực hiện thế nào?

Cho tôi hỏi theo quy định thì có được phép ban hành nghị định theo thủ tục rút gọn không? Nếu có thì việc ban hành theo quy trình rút gọn thực hiện thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền xây dựng, ban hành? Câu hỏi của chị Nguyệt (Hậu Giang).

Nghị định có được ban hành theo thủ tục rút gọn hay không?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định nghị định của Chính phủ thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Và theo Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (Được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020) quy định:

Các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn
1. Trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
2. Trường hợp cần ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3. Trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành; trường hợp cần ban hành ngay văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Trường hợp cần bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
5. Trường hợp cần kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn.

Như vậy nếu thuộc một trong 05 trường hợp nêu trên thì nghị định có thể được ban hành theo thủ tục rút gọn.

Có được phép ban hành nghị định theo thủ tục rút gọn không?

Có được phép ban hành nghị định theo thủ tục rút gọn không? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ban hành nghị định theo thủ tục rút gọn?

Căn cứ theo Điều 147 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (Được sửa đổi bởi khoản 45 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020) có quy định:

Thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trình Quốc hội quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội.
2. Chủ tịch nước quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành trong trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn quy định tại khoản 1 Điều 146 của Luật này.
Văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định tại khoản này phải kèm theo ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
4. Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành nghị định của Chính phủ.

Việc ban hành nghị định theo quy trình rút gọn thực hiện thế nào?

Việc ban hành nghị định theo quy trình rút gọn sẽ thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 148 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (Được sửa đổi bởi khoản 46 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020) như sau:

Trình tự, thủ tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn
Việc xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo trình tự, thủ tục rút gọn được thực hiện như sau:
1. Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức việc soạn thảo;
2. Cơ quan chủ trì soạn thảo có thể tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo văn bản. Trong trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản thì thời hạn lấy ý kiến không quá 20 ngày;
3. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, dự thảo, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thẩm định, cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm thẩm tra dự thảo văn bản.
Hồ sơ gửi thẩm định gồm tờ trình, dự thảo văn bản, bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp lấy ý kiến.
Hồ sơ gửi thẩm tra gồm tờ trình, dự thảo văn bản, bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp lấy ý kiến, báo cáo thẩm định và báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.
Thủ tục rút gọn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vụ án dân sự có tình tiết đơn giản thì sẽ được Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn có đúng không?
Pháp luật
Thủ tục phúc thẩm rút gọn đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn trong vụ án hình sự bị hủy bỏ trong những trường hợp nào? Khi quyết định áp dụng thủ tục rút gọn trong vụ án hình sự bị hủy bỏ Kiểm sát viên có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Yêu cầu giải quyết tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm trong vụ án ly hôn có được tách thành vụ án riêng xử theo thủ tục rút gọn hay không?
Pháp luật
Xác định thời hạn điều tra vụ án hình sự xét xử theo thủ tục rút gọn trước ngày 01/01/2018 theo quy định nào?
Pháp luật
Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm theo quy định thí điểm xử lý nợ xấu được áp dụng thủ tục rút gọn tại Tòa án khi nào?
Pháp luật
Đối với vụ án đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm thì có được áp dụng thủ tục rút gọn không?
Pháp luật
Sửa đổi điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Vấn đề giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp sơ được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự mới nhất là mẫu nào? Được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử phúc thẩm khi có điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủ tục rút gọn
4,610 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thủ tục rút gọn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thủ tục rút gọn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào