Có được mở trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ, trẻ rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển ngoài công lập không?
- Có được mở trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ, trẻ rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển ngoài công lập không?
- Điều kiện để mở trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ngoài công lập?
- Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ngoài công lập?
Có được mở trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ, trẻ rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển ngoài công lập không?
Có được mở trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ, trẻ rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển ngoài công lập không? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 mục II Điều 1 Quyết định 1929/QĐ-TTg định nghĩa Trẻ tự kỷ, trẻ rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển được hiểu là những người có vấn đề sức khỏe tâm thần, gồm: chậm phát triển trí tuệ, nghiện chất kích thích; rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý; người bị rối loạn stress sau sang chấn tâm lý, là nạn nhân của sự xâm hại, của bạo lực gia đình và học đường; người khuyết tật dạng tâm thần kinh, tâm thần khác.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có hai loại hình:
+ Công lập: là đơn vị sự nghiệp do cơ quan nhà nước thành lập, được nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và được bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên theo quy định.
+ Ngoài công lập (Tư thục): là đơn vị sự nghiệp hoạt động trợ giúp người khuyết tật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép các tổ chức, cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên theo quy định của pháp luật.
Cả hai loại hình đều có những chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:
+ Phát hiện khuyết tật để tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
+ Thực hiện biện pháp can thiệp sớm người khuyết tật tại cộng đồng để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
+ Tư vấn tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
+ Hỗ trợ người khuyết tật tại gia đình, tại cơ sở giáo dục và cộng đồng;
+ Cung cấp nội dung, thiết bị, tài liệu dạy và học đặc thù phù hợp với từng dạng tật, mức độ khuyết tật.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, bạn có thể mở trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ, trẻ rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển với loại hình là ngoài công lập.
Điều kiện để mở trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ngoài công lập?
Theo Điều 60 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định điều kiện thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập, cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập ngoài công lập, cụ thể như sau:
+ Có đề án thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập trong đó xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ.
+ Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của địa phương.
+ Có trụ sở làm việc hoặc có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng trụ sở; trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
+ Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm.
Việc thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập, cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập ngoài công lập phải phù hợp với quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ngoài công lập?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư liên tịch 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH quy định về thẩm quyền thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ngoài công lập như sau:
Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động, đình chỉ hoạt động, tổ chức lại, giải thể Trung tâm
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Chủ tịch UBND cấp tỉnh) quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đối với Trung tâm công lập hoặc quyết định cho phép thành lập, cho phép tổ chức lại, cho phép giải thể đối với Trung tâm ngoài công lập.
2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động, đình chỉ hoạt động của Trung tâm.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập ngoài công lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?