Có được hưởng đồng thời trợ cấp tai nạn lao động và trợ cấp người khuyết tật hay không theo quy định của pháp luật?

Có được hưởng đồng thời trợ cấp tai nạn lao động và trợ cấp người khuyết tật hay không theo quy định của pháp luật? Bởi vì tôi có một nhân viên bị cụt chân đang làm lập trình bên tôi nhưng lại bị tai nạn lao động nên tôi muốn hỏi về vấn đề này. Cám ơn!

Người khuyết tật được hiểu như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010 thì người khuyết tật được hiểu như sau:

"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn."

Có được hưởng đồng thời trợ cấp tai nạn lao động và trợ cấp người khuyết tật hay không theo quy định của pháp luật?

Có được hưởng đồng thời trợ cấp tai nạn lao động và trợ cấp người khuyết tật hay không theo quy định của pháp luật?

Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật được quy định như thế nào?

Theo Điều 4 Luật Người khuyết tật 2010 thì quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật được quy định như sau:

"Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật
1. Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:
a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật."

Có được hưởng đồng thời trợ cấp tai nạn lao động và trợ cấp người khuyết tật hay không?

Hiện tại không có quy định về việc người đang được hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì không được hưởng đồng thời trợ cấp cho người khuyết tật.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý trường hợp được hưởng trợ cấp đối với người khuyết tật theo quy định tại Điều 44 Luật Người khuyết tật năm 2010, cụ thể:

"Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này (Điều 45 quy định nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội);
b) Người khuyết tật nặng.
..."

Theo quy định trên, đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng chỉ bao gồm: người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng. Do đó, bạn chỉ được hưởng trợ cấp này nếu thuộc 02 đối tượng trên.

Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động bao nhiêu?

Căn cứ vào Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động như sau:

- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng chế độ một lần.

- Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

+ Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở; sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng Bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng Bảo hiểm xã hội thì được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp và trả cho người lao động nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định như thế nào?

Theo Điều 5 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH thì mức tiền lương làm căn cứ được quy định như sau:

(1) Tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này và tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc điều trị, phục hồi chức năng theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động hoặc trước khi bị bệnh nghề nghiệp. Nếu thời gian làm việc, học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động hoặc thời điểm xác định bị bệnh nghề nghiệp.

(2) Mức tiền lương tháng quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo từng đối tượng như sau:

a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân thì mức tiền lương tháng bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp (nếu có) liên quan đến tiền lương (phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung).

b) Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì mức tiền lương tháng bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác mà hai bên đã xác định trong hợp đồng lao động.

c) Đối với người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động có mức lương học nghề, tập nghề thì mức lương tháng là tiền lương học nghề, tập nghề do hai bên thỏa thuận; trong trường hợp không có mức lương học nghề, tập nghề thì tiền lương làm căn cứ bồi thường, trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này là mức lương tối thiểu do Chính phủ công bố tại địa điểm người học nghề, tập nghề làm việc.

d) Đối với công chức, viên chức trong thời gian tập sự thì mức lương tháng là tiền lương tập sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

đ) Đối với người lao động đang trong thời gian thử việc thì mức lương tháng là tiền lương thử việc do hai bên thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Lao động áp dụng.

Tai nạn lao động
Người khuyết tật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tai nạn lao động xảy ra do hành vi không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về có được hưởng đồng thời chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động từ bảo hiểm xã hội không?
Pháp luật
Công nhân chết do sửa máy nghiền đá của nhà máy thì công ty phải bồi thường cho thân nhân của họ bao nhiêu?
Pháp luật
Người khuyết tật nặng cần phải có người chăm sóc hoàn toàn? Người khuyết tật nặng được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người lao động chết do tai nạn lao động thì trong hồ sơ hưởng chế độ tử tuất cần những gì? Mức hưởng chế độ tử tuất hàng tháng sau khi cải cách tiền lương là bao nhiêu?
Pháp luật
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người khuyết tật có được tham gia hiến máu? Người khiếu tật tham gia hiến máu được hưởng những quyền lợi nào?
Pháp luật
Có được tính là tai nạn lao động đối với người bị tai nạn giao thông trên tuyến đường từ nhà đến nơi làm việc không?
Pháp luật
Trụ đèn chiếu sáng trên cầu vượt rơi trúng người đi đường thì ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?
Pháp luật
Chỉ thị 01/CT-TLĐ ngày 19/11/2012 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc thực hiện thống kê, báo cáo tai nạn lao động trong hệ thống công đoàn ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn lao động
1,742 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn lao động Người khuyết tật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: