Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giúp việc gia đình mà không cần lý do? Mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình?
Lao động là người giúp việc gia đình là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 161 Bộ luật Lao động 2019 về lao động là người giúp việc gia đình
Theo đó, lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giúp việc gia đình mà không cần lý do? Mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình? (Hình từ Internet)
Mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình?
Mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình là Mẫu số 01/PLV Phụ lục V Nghị định 145/2020/NĐ-CP:
Tải về Mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình
Trong đó, Nội dung hợp đồng lao động giúp việc gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động 2019, cụ thể Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
(2) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
(3) Công việc và địa điểm làm việc;
(4) Thời hạn của hợp đồng lao động;
(5) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
(6) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
(7) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
(8) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
(9) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
(10) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giúp việc gia đình mà không cần lý do?
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, mỗi bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giúp việc gia đình mà không cần lý do nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày, trừ các trường hợp sau thì không phải báo trước:
(1) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động 2019;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật Lao động 2019;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự;
- Bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật Lao động 2019;
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019 trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động;
(2) Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do:
- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động 2019;
- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
Lưu ý số 1: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giúp việc gia đình trái pháp luật là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định tại Điều 40, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định tại Điều 41 của Bộ luật Lao động 2019.
Trường hợp người sử dụng lao động vi phạm thời hạn báo trước theo điểm d khoản 1 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì phải trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước;
Lưu ý số 2: Khi hợp đồng lao động giúp việc gia đình chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 và khoản 7 Điều 34 của Bộ luật Lao động 2019 và điểm d khoản 1 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động 2019; hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Định giá xây dựng là gì? Lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có bao gồm lĩnh vực định giá xây dựng?
- Mùng 2 Tết 2025 là ngày mấy dương lịch? Mùng 2 âm lịch là thứ mấy 2025? Nghỉ Tết Âm lịch 2025 mấy ngày?
- Mẫu đơn dự sơ tuyển thuộc E HSMST dự án PPP mới nhất theo Thông tư 15? Tải về mẫu đơn dự sơ tuyển?
- Lời chúc đêm giao thừa 2025 hay và ý nghĩa? Giao thừa 2025 đi làm được hưởng lương như thế nào?
- Tự xông đất đầu năm 2025 có tốt không? Người đi xông đất đầu năm cần làm gì? Xông đất đầu năm kiêng gì?