Có được chuyển nhượng vốn đầu tư hình thành từ việc chuyển nợ thành vốn góp của Công ty Mua bán nợ Việt Nam bằng hình thức thỏa thuận không?
- Có được chuyển nhượng vốn đầu tư hình thành từ hoạt động chuyển nợ thành vốn góp của Công ty Mua bán nợ Việt Nam bằng hình thức thỏa thuận không?
- Việc trích lập dự phòng khi giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư của Công ty Mua bán nợ Việt Nam thấp hơn dự kiến được thực hiện thế nào?
- Thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn đầu tư của Công ty Mua bán nợ Việt Nam thuộc về ai?
Có được chuyển nhượng vốn đầu tư hình thành từ hoạt động chuyển nợ thành vốn góp của Công ty Mua bán nợ Việt Nam bằng hình thức thỏa thuận không?
Chuyển nhượng vốn đầu tư của Công ty Mua bán nợ Việt Nam (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Quy chế tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (gọi tắt là Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 62/2021/TT-BTC quy định về hoạt động chuyển nhượng vốn đầu tư hình thành tư hoạt động chuyển nợ thành vốn góp như sau:
Chuyển nhượng vốn đầu tư của Công ty
...
3. Chuyển nhượng vốn đầu tư hình thành từ hoạt động chuyển nợ, tài sản thành vốn góp:
DATC thực hiện chuyển nhượng vốn theo hình thức đấu giá công khai (đấu giá thông thường hoặc đấu giá theo lô). Trường hợp đấu giá công khai không thành công hoặc không chuyển nhượng hết số cổ phần đấu giá thì thực hiện theo hình thức chào bán cạnh tranh. Trường hợp chào bán cạnh tranh không thành công hoặc không chuyển nhượng hết số cổ phần của cuộc chào bán cạnh tranh thì thực hiện theo hình thức thỏa thuận. Trong đó:
...
c) Đối với chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã đăng ký giao dịch hoặc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, ngoài các phương thức đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận, DATC được thực hiện các phương thức chuyển nhượng cổ phần thông qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán.
Theo đó, dựa vào quy định trên thì việc chuyển nhượng vốn đầu tư hình thành từ hoạt động chuyển nợ thành vốn góp của Công ty Mua bán nợ Việt Nam có thể được thực hiện bằng các hình thức sau:
- Đấu giá công khai (đấu giá thông thường hoặc đấu giá theo lô);
- Chào bán cạnh tranh;
- Hình thức thỏa thuận;
- Chuyển nhượng cổ phần thông qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán.
Do đó, Công ty Mua bán nợ Việt Nam được chuyển nhượng vốn đầu tư hình thành từ hoạt động chuyển nợ thành vốn góp bằng hình thức thỏa thuận.
Tuy nhiên, việc chuyển nhượng vốn theo hình thức thỏa thuận này chỉ được thực hiện trường hợp chào bán cạnh tranh không thành công hoặc không chuyển nhượng hết số cổ phần của cuộc chào bán cạnh tranh.
Việc trích lập dự phòng khi giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư của Công ty Mua bán nợ Việt Nam thấp hơn dự kiến được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 62/2021/TT-BTC thì tại thời điểm xây dựng phương án chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng vốn kèm nợ), giá trị chuyển nhượng dự kiến thu được thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán và Công ty Mua bán nợ Việt Nam đã thực hiện trích lập dự phòng thì xử lý như sau:
- Nếu khoản trích lập dự phòng bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giữa giá trị dự kiến thu được so với giá trị ghi trên sổ sách kế toán thì Hội đồng thành viên hoặc Tổng Giám đốc Công ty quyết định chuyển nhượng theo thẩm quyền để thu hồi vốn đầu tư;
- Nếu khoản trích lập dự phòng vẫn nhỏ hơn chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán với giá trị chuyển nhượng dự kiến thu được thì Hội đồng thành viên hoặc Tổng Giám đốc Công ty quyết định thực hiện chuyển nhượng sau khi báo cáo Bộ Tài chính cho ý kiến bằng văn bản.
Thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn đầu tư của Công ty Mua bán nợ Việt Nam thuộc về ai?
Căn cứ khoản 5 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 62/2021/TT-BTC quy định về thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn đầu tư của Công ty Mua bán nợ Việt Nam như sau:
Chuyển nhượng vốn đầu tư của Công ty
…
5. Thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn
DATC thực hiện chuyển nhượng vốn theo quy định về thẩm quyền quyết định đầu tư ra ngoài doanh nghiệp quy định tại Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Trường hợp chuyển nhượng vốn kèm nợ phải thu, giá trị chuyển nhượng để xác định thẩm quyền chuyển nhượng bằng tổng giá trị sổ sách kế toán của phần vốn và giá trị còn lại của giá vốn mua khoản nợ.
Theo đó, thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn đầu tư của Công ty Mua bán nợ Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014.
Tại khoản 4 Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định về thẩm quyền quyết định đầu tư ra ngoài doanh nghiệp như sau:
Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp
…
4. Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp:
a) Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định từng dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp với giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định các dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp;
b) Trường hợp dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp có giá trị lớn hơn mức quy định tại điểm a khoản này, dự án góp vốn liên doanh của doanh nghiệp với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, dự án đầu tư vào doanh nghiệp khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt.
Theo đó, căn cứ các quy định trên thì thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn đầu tư của Công ty Mua bán nợ Việt Nam sẽ thuộc về Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
Trong trường hợp việc chuyển nhượng vốn đầu tư của Công ty có giá trị lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của Công ty theo quy định nêu trên thì Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?