Cỏ dại gây hại thực vật là gì? Việc giám định cỏ dại gây hại thực vật được thực hiện bằng những phương pháp nào?
Cỏ dại gây hại thực vật là gì?
Cỏ dại gây hại thực vật được quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12372-1:2019 về Quy trình giám định cỏ dại gây hại thực vật - Phần 1: Yêu cầu chung như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau.
3.1
Cỏ dại gây hại thực vật (weeds)
Những thực vật mọc lẫn với cây trồng, ngoài ý muốn của con người, tranh chấp nước, ánh sáng và các chất dinh dưỡng của cây trồng, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây, làm xấu đất, tăng chi phí sản xuất. Ngoài ra cỏ dại còn là ký chủ của nhiều côn trùng và bệnh gây hại cho cây trồng.
3.2
Thực vật ký sinh (parasitic plants)
Những thực vật sống phụ thuộc một phần hoặc hoàn toàn vào những thực vật khác.
3.3
Thực vật bán ký sinh (semi- parasitic plants)
Những thực vật chỉ sống ký sinh một phần, có quá trình quang hợp và có khả năng tự tổng hợp chất diệp lục.
3.4
Ký chủ (hosts)
Những thực vật và sản phẩm thực vật là thức ăn không thể thiếu để sinh sống, phát triển của sinh vật gây hại.
Như vậy, theo quy định, cỏ dại gây hại thực vật là những thực vật mọc lẫn với cây trồng, ngoài ý muốn của con người, tranh chấp nước, ánh sáng và các chất dinh dưỡng của cây trồng, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây, làm xấu đất, tăng chi phí sản xuất.
Ngoài ra cỏ dại còn là ký chủ của nhiều côn trùng và bệnh gây hại cho cây trồng.
Cỏ dại gây hại thực vật là gì? (Hình từ Internet)
Việc giám định cỏ dại gây hại thực vật được thực hiện bằng những phương pháp nào?
Căn cứ tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12372-1:2019 về Quy trình giám định cỏ dại gây hại thực vật - Phần 1: Yêu cầu chung quy định, việc giám định cỏ dại gây hại thực vật được thực hiện bằng 2 phương pháp sau đây:
(1) Giám định bằng phương pháp quan sát các đặc điểm hình thái:
- Đối với mẫu cỏ dại là mẫu tươi (mẫu thu hái về giám định ngay không để khô): Giám định bằng phương pháp quan sát các đặc điểm hình thái, đo kích thước, vẽ, chụp ảnh dưới kính lúp soi nổi các bộ phận của cây gồm:
+ Thân: Hình dạng, màu sắc, đường kính thân.
+ Lá: Hình dạng, màu sắc, gân lá, kích thước.
+ Hoa: Cấu tạo, hình dạng, kích thước, màu sắc. Hoa được cắt, tách từng bộ phận, để trên lam kính, nhỏ nước và quan sát
+ Quả: Kích thước, hình dạng, màu sắc của quả.
+ Hạt: Kích thước, hình dạng, màu sắc của hạt, hình dạng của phôi
- Đối với mẫu cỏ dại là mẫu khô: cần ngâm mẫu trong nước ấm, hoặc đun sôi với dung dịch cồn nồng độ 50 % trong khoảng vài giây cho đến khi mẫu nở hết (nếu là mẫu hoa);
Sau đó ngâm mẫu trong nước từ 1 giờ đến 2 giờ (nếu là mẫu thân, quả, hạt). Sau đó quan sát các đặc điểm hình thái, đo kích thước, vẽ, chụp ảnh dưới kính lúp soi nổi các bộ phận của cây (tương tự như đối với mẫu cỏ dại là mẫu tươi).
- Sau khi phân tích, xác định tên khoa học của loài cỏ dại dựa trên cơ sở khoa học là việc so sánh, đối chiếu với các tài liệu, khóa định loại.
(2) Giám định bằng phương pháp sinh học phân tử:
Tùy từng loài cỏ dại cụ thể, có thể áp dụng các biện pháp sau để định loại tới loài:
- Khuếch đại DNA bằng kỹ thuật PCR
- Mã vạch DNA (DNA barcoding).
- Giải trình tự DNA (DNA sequencing).
Thiết bị, dụng cụ dùng để giám định cỏ dại gây hại thực vật gồm những gì?
Căn cứ mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12372-1:2019 về Quy trình giám định cỏ dại gây hại thực vật - Phần 1: Yêu cầu chung quy định thì thiết bị, dụng cụ dùng để giám định cỏ dại gây hại thực vật là các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thí nghiệm và các thiết bị sau:
(1) Kính lúp soi nổi: độ phóng đại từ 6,5 lần đến 50 lần
(2) Cân kỹ thuật: cân được khối lượng từ 0,1 g đến 1 000 g với độ chính xác 0,1 g ± 0,01 g
(3) Tủ sấy: nhiệt độ tối đa 200 °C.
(4) Bộ sàng sàng lọc hạt cỏ: gồm các ngăn sàng với đường kính các mắt sàng là 0,5 mm, 1 mm, 1,5 mm, 2 mm.
(5) Đũa thủy tinh
(6) Lam kính
(7) Tôn sóng: kích thước 42 cm x 30 cm.
(8) Khay men: kích thước 30 cm x 40 cm; 20 cm x 30 cm.
(9) Túi đựng mẫu: túi ni lông có quai đựng được khối lượng 5 kg, 10 kg; túi zip kích thước 7 cm x 12 cm,...
(10) Dao, kéo.
(11) Lọ nút mài: thể tích 60 ml, 250 ml
(12) Túi nhỏ/ phong bì nhỏ bằng giấy không axit
(13) Lọ ngâm mẫu: lọ thủy tình hình trụ, kích thước 10 cm x 20 cm
(14) Bìa các tông cứng kích thước 42 cm x 30 cm; kim, chỉ để khâu mẫu: là dạng chỉ có sợi bông pha nilon; giấy bản; băng dính giấy; bìa bọc (dạng bìa mỏng, dai được gập đôi lại, bọc mẫu thực vật đã cố định trên bìa cứng, kích thước 44 cm x 32 cm)
(15) Khung gỗ ép mẫu: khung bằng gỗ, kích thước 42 cm x 30 cm
(16) Phễu lọc
(17) Bay, thuôn để lấy mẫu đất
(18) Ống đong: thể tích 50 ml, 100 ml, 500 ml
(19) Pipet: thể tích 5 ml, 10 ml
(20) Máy ảnh kỹ thuật số: độ phân giải tối thiểu là 20 megapixel (20 MP)
(21) Tủ lạnh sâu: nhiệt độ đến âm 20 °C (- 20 °C)
(22) Tủ định ôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?