Cơ chế tài chính để thực hiện Công ước Chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Phi được quy định như thế nào?

Em ơi cho anh hỏi: Cơ chế tài chính để thực hiện Công ước Chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Phi được quy định như thế nào? Hỗ trợ và hợp tác kỹ thuật tại khu vực này được quy định như thế nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Khoa đến từ Đà Nẵng.

Cơ chế tài chính để thực hiện Công ước Chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Phi được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 15 Phụ lục I Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:

Cơ chế tài chính
1.Theo điều 7 của Công ước, cần phải ưu tiên các Bên tham gia Công ước thuộc các nước bị ảnh hưởng của Châu Phi và sau khi xem xét tình hình cụ thể của vùng, các Bên tham gia công Ước sẽ chú trọng đến việc thực hiện tại Châu Phi các điều khoản của điều 21, khoản 1 (d) và (e) của Công Ước, đặc biệt là:
(a) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ chế như là các quỹ chống sa mạc hoá của quốc gia, tìm kiếm các nguồn tài chính của địa phương;
(b) Phát triển các quỹ hiện có và cơ chế tài chính tại cấp vùng và tiểu vùng
2. Theo điều 20 và 21 của công Ước, các Bên là các thành viên của các cơ quan điều hành của các cơ quan tài chính của cùng và tiểu vùng, bao gồm cả Ngân hàng Phát triển Châu Phi và Quỹ Phát triển Châu Phi, sẽ cố gắng tập trung ưu tiên cho các hoạt động của các tổ chức trên để đẩy nhanh việc thực hiện Phụ lục này.
3. Các Bên sẽ xem xét các thủ tục để xây dựng các quỹ cho các nước bị ảnh hưởng tham gia Công ước tại Châu Phi.

Theo đó, cơ chế tài chính để thực hiện Công ước Chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Phi được quy định như trên.

Sa mạc

Sa mạc hóa (Hình từ Internet)

Hỗ trợ và hợp tác kỹ thuật chống sa mạc hóa tại khu vực này được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 16 Phụ lục I Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:

Hỗ trợ và hợp tác kỹ thuật
Các Bên chịu trách nhiệm, với năng lực của mình, hỗ trợ kỹ thuật và hợp tác với các nước Châu Phi để thực hiện có hiệu quả các dự án và chương trình, bao gồm:
(a) Giảm bớt các chi phí không cần thiết khi áp dụng các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật, những chi phí này nên chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí dự án để có thể mang lại hiệu quả tối đa cho dự án;
(b) Ưu tiên sử dụng các chuyên gia trong nước có năng lực hoặc nêu cần thiết có thể cả các cố vấn có năng lực trong tiểu vùng và/hay trong vùng, trong thiết kế dự án, xây dựng và thực hiện và tăng cường năng lực chuyên gia;
(c) Quản lý, điều phối và sử dụng có hiệu quả các chương trình hỗ trợ kỹ thuật.

Như vậy, các Bên chịu trách nhiệm, với năng lực của mình, hỗ trợ kỹ thuật và hợp tác với các nước Châu Phi để thực hiện có hiệu quả các dự án và chương trình, bao gồm:

- Giảm bớt các chi phí không cần thiết khi áp dụng các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật, những chi phí này nên chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí dự án để có thể mang lại hiệu quả tối đa cho dự án;

- Ưu tiên sử dụng các chuyên gia trong nước có năng lực hoặc nêu cần thiết có thể cả các cố vấn có năng lực trong tiểu vùng và/hay trong vùng, trong thiết kế dự án, xây dựng và thực hiện và tăng cường năng lực chuyên gia;

- Quản lý, điều phối và sử dụng có hiệu quả các chương trình hỗ trợ kỹ thuật.

Các nước Châu Phi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa sẽ tổ chức các hội nghị tham vấn tại cấp vùng, tiểu vùng và quốc gia gồm những nội dung nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 18 Phụ lục I Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:

Điều phối và các thoả thuận đối tác
1. Các Bên tham gia Công ước của Châu Phi sẽ điều phối việc xây dựng, đàm phấn và thực hiện các chương trình hành động vùng, tiểu vùng và quốc gia. Các Bên có thể bao gồm các tổ chức khác như các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong quá trình này.
2. Các mục tiêu của sự thoả thuận trên sẽ giúp bảo đảm hợp tác tài chính và kỹ thuật phù hợp với Công ước và tiếp tục sử dụng và quản lý nguồn lực có hiệu quả.
3. Các nước Châu Phi tham gia Công ước sẽ tổ chức các hội nghị tham vấn tại cấp vùng, tiểu vùng và quốc gia. Những hội nghị tham vấn này có thể là:
a) Diễn đàn để đàm phán và ký kết các thoả thuận đối tác trong các chương trình hành động vùng, tiểu vùng và quốc gia;
b) Cụ thể hoá việc đóng góp của các nước Châu Phi tham gia Công ước và các thành viên khác của các nhóm tư vấn cho các chương trình và xác định các ưu tiên và các hiệp định về thực thi và các chỉ số đánh giá cũng như bố trí kinh phs cho việc thực thi Công ước.
...

Như vậy, các nước Châu Phi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa sẽ tổ chức các hội nghị tham vấn tại cấp vùng, tiểu vùng và quốc gia gồm những nội dung sau:

- Diễn đàn để đàm phán và ký kết các thoả thuận đối tác trong các chương trình hành động vùng, tiểu vùng và quốc gia;

- Cụ thể hoá việc đóng góp của các nước Châu Phi tham gia Công ước và các thành viên khác của các nhóm tư vấn cho các chương trình và xác định các ưu tiên và các hiệp định về thực thi và các chỉ số đánh giá cũng như bố trí kinh phí cho việc thực thi Công ước.

Chống sa mạc hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc hợp tác khoa học và kỹ thuật để chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Mỹ La tinh được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi thực hiện Công ước chống sa mạc hóa tại vùng Châu Mỹ La tinh thì cần quan tâm đến những đặc điểm riêng của vùng như thế nào?
Pháp luật
Khung tổ chức của chương trình hành động vùng chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Phi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mỗi một nước Châu phi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa sẽ phải cử ra một cơ quan quốc gia thích hợp để làm gì?
Pháp luật
Cơ chế tài chính để thực hiện Công ước Chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Phi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Các chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Phi sẽ bao gồm các đặc điểm chung nào?
Pháp luật
Các chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Phi sẽ tập trung vào nội dung nào?
Pháp luật
Khi tham gia Hội nghị các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc thường kỳ thì phải nộp báo cáo thông qua cơ quan nào?
Pháp luật
Hội nghị các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc sẽ bổ nhiệm Ban thư ký thường trực tại phiên họp cuối cùng có đúng không?
Pháp luật
Khi tham gia Công ước chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc thì các quốc gia phải cam kết thu thập, phân tích và trao đổi các thông tin nhằm mục đích gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chống sa mạc hóa
760 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chống sa mạc hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chống sa mạc hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào