Có cần công chứng hợp đồng đặt cọc đất không? Khi mua đất có bắt buộc phải đặt cọc đất? Quy định về mức phạt khi không thực hiện giao dịch?
Có cần thiết phải công chứng hợp đồng đặt cọc đất?
Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Có thể hiểu, hợp đồng đặt cọc đất là hợp đồng có đặt cọc bằng một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng cho bên nhận đặt cọc.
Một số loại giao dịch bắt buộc phải đi công chứng, hoặc chứng thực theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật Đất dài 2013, Luật Công chứng 2014 bao gồm:
- Hợp đồng mua bán nhà ở (theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng trao đổi tài sản (theo khoản 2 Điều 455 Bộ luật Dân sự 2015)
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ (theo khoản 4 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015)
- Di chúc miệng (theo khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015)
- Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài (theo khoản 5 Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013)
+ Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013)
+ Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất (theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013)
...
Hiện nay, chưa có quy định hợp đồng đặt cọc có bắt buộc phải công chứng nhưng để tránh tranh chấp hoặc các rủi ro khác thì bạn và bên bán đất nên công chứng hoặc chứng thực hoặc có người làm chứng cho hợp đồng đặt cọc đất đó.
Như vậy, không cần thiết bạn phải công chứng hợp đồng đặt cọc đất được giao kết giữa bạn và người nhận đặt cọc
>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất Tải về
Có cần công chứng hợp đồng đặt cọc đất không? Khi mua đất có bắt buộc phải đặt cọc đất? Quy định về mức phạt khi không thực hiện giao dịch? (Hình từ Internet)
Khi mua đất có bắt buộc phải đặt cọc đất?
Hiện nay, không có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về việc bắt buộc phải đặt cọc khi mua đất.
Như vậy, hợp đồng đặt cọc đất là không bắt buộc, người mua vẫn có thể không thực hiện hợp đồng đặt cọc đất với bên bán đất
Tuy nhiên, hợp đồng đặt cọc đất được xem như là một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Khi hai bên ký kết hợp đồng đặt cọc đất, thì bên nhận đặt cọc phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đó với bên đặt cọc. Ngược lại, khi hai bên không ký kết hợp đồng, người bán có thể bán miếng đất đó cho người khác mà không cần phải thực hiện nghĩa vụ đó. Trường hợp đã ký hợp đồng đặt cọc đất nhưng một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ thì một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên kia.
Mức phạt khi một trong hai bên không thực hiện giao dịch được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau
Đặt cọc
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, bồi thường thiệt hại khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng đặt cọc đất đã giao kết được quy định như sau:
- Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc cụ thể là số tiền đã đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc mảnh đất đó
- Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc thực hiện giao kết, thực hiện hợp đồng đó thì bên đặt cọc sẽ nhận lại số tiền mình đã đặt cọc miếng đất, đồng thời nhận thêm một khoản tiền tương đương giá trị với số tiền mà bên đặt cọc đã đặt cọc đất với bên nhận đặt cọc
* Lưu ý: Mức phạt khi một trong hai bên từ chối việc thực hiện giao kết, thực hiện hợp đồng có thể cao hơn hoặc thấp hơn nếu như trong hợp đồng đặt cọc đất mà bên đặt cọc ký kết với bên nhận đặt cọc có điều khoản quy định về điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản trang thiết bị của cơ quan đơn vị theo Nghị định 138?
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?