Có cần chứng chỉ hành nghề đối với lĩnh vực thiết kế mạng thông tin liên lạc trong thiết kế xây dựng công trình hay không?
- Có cần chứng chỉ hành nghề đối với lĩnh vực thiết kế mạng thông tin liên lạc trong công trình xây dựng không?
- Để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình cần đáp ứng các điều kiện nào?
- Phạm vi hoạt động của thiết kế xây dựng công trình quy định ra sao?
- Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng có giống với lĩnh vực được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình không?
Có cần chứng chỉ hành nghề đối với lĩnh vực thiết kế mạng thông tin liên lạc trong công trình xây dựng không?
Có cần chứng chỉ hành nghề đối với lĩnh vực thiết kế mạng thông tin liên lạc trong công trình xây dựng không? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 48 Nghị định 59/2015/NĐ-CP thì thiết kế mạng thông tin liên lạc trong công trình xây thuộc lĩnh vực được cấp chứng chỉ hành nghề.
Tuy nhiên, tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP thay thế Điều 48 Nghị định 59/2015/NĐ-CP thì các lĩnh vực được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình gồm các lĩnh vực sau:
- Thiết kế kiến trúc công trình;
- Thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp;
- Thiết kế cơ - điện công trình;
- Thiết kế cấp - thoát nước công trình;
- Thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật
Do đó theo quy định này thì thiết kế mạng thông tin liên lạc trong công trình xây dựng không còn thuộc lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề nữa.
Như vậy, cá nhân, tổ chức hành nghề thiết kế mạng thông tin liên lạc trong công trình xây dựng không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề.
Để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình cần đáp ứng các điều kiện nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Nghị định 59/2015/NĐ-CP được thay thế bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP quy định về Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình như sau:
"Điều 48. Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình
...
2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình:
a) Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên.
b) Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp II trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
c) Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp IV trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề."
Như vậy, về điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình thì phải đáp ứng được một trong ba hạng có quy định cụ thể tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP.
Phạm vi hoạt động của thiết kế xây dựng công trình quy định ra sao?
Về phạm vi hoạt động tại khoản 3 Điều 48 Nghị định 59/2015/NĐ-CP được thay thế bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP quy định thì:
- Hạng I: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của tất cả các cấp công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
- Hạng II: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
- Hạng III: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
Theo đó, về phạm vi hoạt động của thiết kế xây dựng công trình sẽ được phân thành ba hạng I, hạng II và hạng III.
Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng có giống với lĩnh vực được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình không?
Tại khoản 1 Điều 49 Nghị định 59/2015/NĐ-CP bị thay thế bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP quy định thì:
"Điều 49. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng
1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng gồm:
a) Giám sát công tác xây dựng bao gồm:
- Giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật;
- Giám sát công tác xây dựng công trình giao thông;
- Giám sát công tác xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
b) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình.
..."
Theo đó các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng có nhiều lĩnh vực khác với lĩnh vực được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?