Có bắt buộc sử dụng Huy hiệu Công đoàn Việt Nam trong văn kiện in thành sách của công đoàn các cấp hay không?
- Có bắt buộc sử dụng Huy hiệu Công đoàn Việt Nam trong văn kiện in thành sách của công đoàn các cấp hay không?
- Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong doanh nghiệp có thuộc đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam không?
- Trường hợp đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam của tập thể người lao động có cần chữ ký của từng người lao động hay không?
Có bắt buộc sử dụng Huy hiệu Công đoàn Việt Nam trong văn kiện in thành sách của công đoàn các cấp hay không?
Sử dụng Huy hiệu Công đoàn Việt Nam trong văn kiện in thành sách của công đoàn các cấp được quy định tại Mục 1 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 như sau:
1. Hướng dẫn sử dụng Huy hiệu Công đoàn Việt Nam
1.1. Huy hiệu Công đoàn Việt Nam (sau đây gọi tắt là Huy hiệu Công đoàn) được sử dụng thống nhất trong hoạt động của công đoàn các cấp, đúng màu sắc, bố cục như Huy hiệu in trên Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn có hướng dẫn riêng về quy chuẩn màu sắc của Huy hiệu Công đoàn.
1.2. Những trường hợp bắt buộc sử dụng Huy hiệu Công đoàn gồm:
a. Đại hội, hội nghị công đoàn các cấp;
b. Lễ kết nạp đoàn viên, lễ thành lập tổ chức công đoàn, lễ kỷ niệm ngày truyền thống của tổ chức Công đoàn Việt Nam;
c. Trụ sở hoặc nơi làm việc của công đoàn các cấp. Trường hợp không có trụ sở thì treo tại phòng làm việc của chủ tịch công đoàn;
d. Văn kiện in thành sách của công đoàn các cấp;
đ. Thẻ đoàn viên công đoàn;
e. Các công trình, sản phẩm, trang phục nhận diện Công đoàn Việt Nam.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì bắt buộc sử dụng Huy hiệu Công đoàn Việt Nam trong văn kiện in thành sách của công đoàn các cấp.
Có bắt buộc sử dụng Huy hiệu Công đoàn Việt Nam trong văn kiện in thành sách của công đoàn các cấp hay không? (Hình từ internet)
Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong doanh nghiệp có thuộc đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam không?
Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong doanh nghiệp có thuộc đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam được quy định tại Mục 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 như sau:
Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam
3.1. Đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam
Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:
a. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp; cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Đối với cơ quan xã, phường, thị trấn bao gồm những người hưởng lương, định suất lương, phụ cấp, đang làm việc trong cơ quan hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.
b. Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.
c. Người lao động đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
d. Người lao động tự do, hợp pháp thuộc khu vực lao động phi chính thức, nếu có nguyện vọng, được gia nhập Công đoàn Việt Nam và được sinh hoạt theo hình thức nghiệp đoàn cơ sở.
đ. Người lao động được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước, đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong doanh nghiệp thuộc đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Trường hợp đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam của tập thể người lao động có cần chữ ký của từng người lao động hay không?
Trường hợp đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam của tập thể người lao động có cần chữ ký của từng người lao động được quy định tại Mục 4 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 như sau:
Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam và chuyển sinh hoạt công đoàn theo Điều 3
4.1. Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam
a. Người gia nhập công đoàn phải tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; có đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam, đơn phải có chữ ký của người viết đơn (bao gồm chữ ký điện tử). Trường hợp đơn của tập thể người lao động phải có chữ ký của từng người lao động.
b. Nơi đã có công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở), ban chấp hành công đoàn cơ sở nhận đơn, xem xét, quyết định kết nạp và tổ chức lễ kết nạp đoàn viên.
- Trong buổi lễ có thể cùng lúc kết nạp nhiều đoàn viên; những người được kết nạp phải có mặt tại buổi lễ (trừ trường hợp vắng có lý do chính đáng), công đoàn cơ sở công bố quyết định kết nạp đoàn viên, trao quyết định và trao thẻ cho đoàn viên công đoàn (nếu có).
- Những đơn vị có đông đoàn viên, ban chấp hành công đoàn cơ sở có thể ủy quyền cho công đoàn cơ sở thành viên hoặc công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận (gọi chung là công đoàn bộ phận), tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn (gọi chung là tổ công đoàn) trực thuộc tổ chức lễ kết nạp đoàn viên.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trường hợp đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam của tập thể người lao động có cần chữ ký của từng người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 15/2024 quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực xây dựng ra sao?
- Chở chó bằng xe máy có bị phạt không 2025? Dắt chó đi dạo bằng xe máy theo bị phạt bao nhiêu tiền?
- Nguyên tắc hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước? 23 hành vi bị nghiêm cấm là gì theo Quyết định 1962?
- Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 cuối kì 1 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 theo Thông tư 27?
- Cách viết bản kê khai tài sản thu nhập phục vụ công tác cán bộ? Công khai bản kê khai tài sản thu nhập như nào?