Có bắt buộc phải đăng ký chuyển giao công nghệ sau khi ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ không? Nếu có thì phải đăng ký như thế nào?
Có bắt buộc phải đăng ký chuyển giao công nghệ sau khi ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ không?
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về chuyển giao công nghệ như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ."
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì:
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này thuộc một trong những trường hợp sau đây phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ:
+ Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;
+ Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;
+ Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ không thuộc trường hợp phải đăng ký quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, bắt buộc phải đăng ký chuyển giao công nghệ sau khi ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Tải về mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ mới nhất 2023: Tải về
Đăng ký chuyển giao công nghệ sau khi ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ
Hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ bao gồm:
- Văn bản đề nghị đăng ký chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;
- Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực văn bản giao kết chuyển giao công nghệ thể hiện nội dung theo quy định tại Điều 23 của Luật này; trường hợp không có văn bản giao kết bằng tiếng Việt thì phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực.
Thủ tục đăng ký chuyển giao công nghệ như thế nào?
Căn cứ khoản 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về thủ tục đăng ký chuyển giao công nghệ như sau:
- Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ký văn bản giao kết chuyển giao công nghệ, bên có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký chuyển giao công nghệ gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
+ Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao;
+ Hợp đồng không có đối tượng công nghệ, nội dung chuyển giao công nghệ;
+ Nội dung hợp đồng trái với quy định của Luật này.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Bên cạnh đó, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ sẽ có hiệu lực theo Điều 32 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ có hiệu lực kể từ ngày cấp.
- Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ có thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
+ Vi phạm nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
+ Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đăng ký chuyển giao công nghệ;
+ Theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp vi phạm pháp luật có liên quan.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ và được hưởng hỗ trợ, ưu đãi theo quy định của pháp luật mà Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ bị hủy bỏ hiệu lực thì phải hoàn trả Nhà nước các khoản hỗ trợ, ưu đãi đã được nhận theo quy định của Chính phủ.
Và theo Điều 34 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định cơ quan, cá nhân có trách nhiệm trong việc cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ có trách nhiệm giữ bí mật thông tin hồ sơ.
Như vậy, sau khi ký kết xong hợp đồng chuyển giao công nghệ trong bí kíp kỹ thuật của mình thì bạn bắt buộc phải đăng ký chuyển giao công nghệ. Và hồ sơ, thủ tục đăng ký bạn tham khảo phía trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu 05-DK-TH-TCT tờ khai đăng ký thuế tổng hợp của cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công mới nhất 2025?
- Mẫu đơn đề nghị cấp quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?
- Lỗi chạy xe chậm 2025? Mức phạt lỗi chạy xe chậm là bao nhiêu? Bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép lái xe?
- Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến? Nói về một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến lớp 6? Nhiệm vụ của học sinh trung học?
- Mẫu quy trình giải quyết khiếu nại khách hàng là người tiêu dùng dành cho doanh nghiệp? Tải mẫu tại đâu?