Có bắt buộc phải dán tem kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy khi bảo dưỡng bình chữa cháy không?
Quy định về bảo dưỡng phương tiện phòng cháy chữa cháy là bình chữa cháy thế nào?
Có hai chế độ bảo dưỡng bình là bảo dưỡng thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ.
Về bảo dưỡng thường xuyên thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 17/2021/TT-BCA như sau:
"Điều 7. Bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên
1. Thực hiện hằng ngày hoặc trước, trong và sau mỗi lần sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và do người được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện.
2. Nội dung bảo quản, bảo dưỡng cụ thể đối với phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định tại các Phụ lục I, II, III, IV, V, VI, VII ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Kết thúc việc bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên, người được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải ghi đầy đủ vào sổ theo dõi phương tiện theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này."
Theo đó việc bảo dưỡng thường xuyên bình chữa cháy sẽ được thực hiện hằng ngày hoặc trước, trong và sau mỗi lần sử dụng phương tiện phòng cháy chữa cháy theo nội dung như trên.
Về bảo dưỡng định kỳ thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 17/2021/NĐ-CP như sau:
"Điều 8. Bảo quản, bảo dưỡng định kỳ
1. Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện định kỳ hằng tháng, hằng quý và hằng năm tại nơi quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc cơ sở bảo dưỡng theo đúng quy định của nhà sản xuất và do thợ máy, kỹ thuật viên, người đã được đào tạo thực hiện;
2. Nội dung bảo quản, bảo dưỡng: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật chung của phương tiện, tổ chức đánh giá chi tiết chất lượng phương tiện, áp dụng quy định của nhà sản xuất về cấp bảo dưỡng, sửa chữa và tình hình thực tế tại cơ sở để có phương án bảo quản, bảo dưỡng phù hợp đối với từng loại phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
3. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sau khi thực hiện bảo quản, bảo dưỡng định kỳ phải được người được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đánh giá, xác nhận và ghi đầy đủ vào sổ theo dõi phương tiện theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này."
Theo quy định trên việc bảo dưỡng định kỳ bình chữa cháy sẽ thực hiện định kỳ hằng tháng, hằng quý và hằng năm tại nơi quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy về nội dung thực hiện theo quy định như trên.
Có bắt buộc phải dán tem kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy khi bảo dưỡng bình chữa cháy không? (Hình từ Internet)
Khi bảo dưỡng bình chữa cháy thì có bắt buộc phải dán tem kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy không?
Về việc dán tem kiểm tra phương tiện phòng cháy chữa cháy thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 10 Điều 38 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
"Điều 38. Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
...
10. Thời hạn giải quyết hồ sơ:
...
c) Mỗi phương tiện phòng cháy và chữa cháy chỉ thực hiện kiểm định một lần và được cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC29) và dán tem kiểm định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, đơn vị thực hiện kiểm định có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy tổ chức dán tem kiểm định lên phương tiện theo Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã cấp."
Như vậy việc dán tem kiểm định cho phương tiện phòng cháy chữa cháy chỉ thực hiện khi kiểm định và chỉ thực hiện kiểm định một lần. Do đó việc dán tem đã được thực hiện khi kiểm định bình chữa cháy, nên khi thực hiện công tác bảo dưỡng sẽ không dán tem kiểm định.
Hồ sơ quản lý các phương tiện phòng cháy chữa cháy thực hiện như thế nào?
Về hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy chữa cháy thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư 17/2021/TT-BCA gồm:
- Sổ theo dõi hoạt động xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy theo Mẫu số 01, máy bơm chữa cháy theo Mẫu số 02, các loại phương tiện cơ giới khác theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
- Thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan, tổ chức, cơ sở.
Hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở chỉ đạo lập, lưu giữ và được bổ sung khi có thay đổi.
Tải về mẫu Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?