Có áp dụng nhiều hình thức kỷ luật đối với phạm nhân có nhiều hành vi vi phạm trong cùng một vụ việc không?
Có áp dụng nhiều hình thức kỷ luật đối với phạm nhân có nhiều hành vi vi phạm trong cùng một vụ việc không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 27 Nghị định 118/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử lý phạm nhân vi phạm
1. Phạm nhân vi phạm đều phải xem xét, xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một vụ việc có nhiều phạm nhân vi phạm, thì mỗi phạm nhân đều bị xử lý kỷ luật về hành vi vi phạm của mình. Trong cùng một vụ việc, nếu một phạm nhân có nhiều hành vi vi phạm, thì áp dụng chung bằng một hình thức kỷ luật, không tách riêng từng hành vi vi phạm để xử lý với các hình thức kỷ luật khác nhau.
2. Khi xử lý kỷ luật phạm nhân phải xem xét, đánh giá làm rõ tính chất, mức độ, hậu quả, động cơ, mục đích, nguyên nhân vi phạm; các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hình thức kỷ luật; mức độ ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, quyết tâm sửa chữa vi phạm, khắc phục hậu quả để xem xét, áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp. Trường hợp phát hiện xử lý kỷ luật không đúng quy định phải hủy bỏ hoặc thay đổi quyết định kỷ luật đó cho phù hợp với tính chất, mức độ, hành vi vi phạm.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trường hợp phạm nhân có nhiều hành vi vi phạm trong cùng một vụ việc thì áp dụng chung bằng 01 hình thức kỷ luật, không tách riêng từng hành vi vi phạm để xử lý với các hình thức kỷ luật khác nhau.
Có áp dụng nhiều hình thức kỷ luật đối với phạm nhân có nhiều hành vi vi phạm trong cùng một vụ việc không? (Hình từ Internet)
Phạm nhân vi phạm do bị phạm nhân khác đe dọa có được giảm nhẹ hình thức kỷ luật hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 118/2024/NĐ-CP về trường hợp phạm nhân vi phạm được giảm nhẹ hình thức kỷ luật như sau:
Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật
Phạm nhân vi phạm có một trong các tình tiết sau đây có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật:
1. Vi phạm lần đầu, gây hậu quả không lớn; khai báo thành khẩn, trung thực về vi phạm của mình và những phạm nhân khác; chủ động ngăn chặn hành vi vi phạm của phạm nhân khác; tích cực khắc phục hậu quả do mình gây ra (nếu có).
2. Ăn năn hối cải, nhận rõ sai phạm, tự giác nhận khuyết điểm, tích cực tiếp thu sự giáo dục, sửa chữa vi phạm của mình.
3. Vi phạm do bị phạm nhân khác đe dọa, cưỡng bức, ép buộc, xúi giục, lôi kéo; bị kích động về tinh thần do hành vi vi phạm của phạm nhân khác gây ra hoặc nguyên nhân khách quan khác.
4. Lập công hoặc có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua chấp hành án phạt tù, có quyết định khen thưởng.
5. Phạm nhân già yếu đối với nam từ đủ 70 tuổi trở lên, nữ từ đủ 65 tuổi trở lên; bị khuyết tật hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần; bị bệnh hiểm nghèo, ốm, đau nặng; bị bệnh làm hạn chế khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình; phạm nhân nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi; phạm nhân là người dưới 18 tuổi.
Như vậy, trường hợp phạm nhân vi phạm do bị phạm nhân khác đe dọa, cưỡng bức, ép buộc, xúi giục, lôi kéo thì có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật.
Phạm nhân vi phạm bị xử lý kỷ luật phải có thời gian theo dõi, thử thách đúng không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 30 Nghị định 118/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời hạn xử lý kỷ luật, thi hành quyết định kỷ luật
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện vi phạm, trường hợp vụ việc có liên quan nhiều phạm nhân hoặc phức tạp cần có thời gian điều tra, xác minh, thì kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật, nhưng không quá 07 ngày, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân phải xem xét, ra quyết định kỷ luật. Quyết định kỷ luật phạm nhân phải ghi rõ ngày có hiệu lực thi hành và công bố cho phạm nhân biết.
2. Phạm nhân bị xử lý kỷ luật phải có thời gian theo dõi, thử thách để được công nhận đã cải tạo tiến bộ. Thời gian theo dõi, thử thách được tính từ ngày quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo có hiệu lực thi hành hoặc tính từ ngày phạm nhân được đưa ra khỏi buồng kỷ luật. Đối với hình thức kỷ luật khiển trách, thời gian theo dõi, thử thách là 01 tháng; đối với hình thức kỷ luật cảnh cáo, thời gian theo dõi, thử thách là 03 tháng; đối với hình thức giam tại buồng kỷ luật, thời gian theo dõi, thử thách là 06 tháng. Trường hợp trong thời hạn 12 tháng kể từ lần bị kỷ luật gần nhất mà phạm nhân bị xử lý kỷ luật kỷ luật từ 02 lần trở lên thì thời gian theo dõi, thử thách đối với các lần kỷ luật tiếp theo là 03 tháng (đối với hình thức kỷ luật khiển trách), 06 tháng (đối với hình thức kỷ luật cảnh cáo), 12 tháng (đối với hình thức kỷ luật giam tại buồng kỷ luật).
...
Như vậy, phạm nhân bị xử lý kỷ luật phải có thời gian theo dõi, thử thách để được công nhận đã cải tạo tiến bộ.
Thời gian theo dõi, thử thách phạm nhân bị xử lý kỷ luật được tính từ ngày quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo có hiệu lực thi hành hoặc tính từ ngày phạm nhân được đưa ra khỏi buồng kỷ luật.
Xem thêm: Người nhà có thể gửi tiền qua bưu điện cho phạm nhân không?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số điện toán Việt Nam được quy định ra sao?
- Quản lý thông tin cuộc họp trên phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được quy định ra sao?
- Chợ tết công đoàn là gì? Thời gian tổ chức chợ tết công đoàn? Website tham gia chợ tết công đoàn?
- Chính thức chi trả 2 tháng lương hưu trước Tết Nguyên đán 2025? Lịch chi trả lương hưu tháng 1 2025 khi nào?
- Từ 01/07/2025, tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ như thế nào? Lưu trữ hồ sơ công chứng ra sao?