Có ảnh của kế toán viên hành nghề trên giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hay không?
Có ảnh của kế toán viên hành nghề trên giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 296/2016/TT-BTC có quy định về giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cụ thể như sau:
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
1. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Họ và tên, năm sinh, quê quán hoặc quốc tịch, ảnh của người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;
b) Số và ngày cấp chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên;
c) Tên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán nơi người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán làm việc;
d) Số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;
đ) Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
2. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có thời hạn tối đa là 5 năm (60 tháng) nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
3. Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán được quy định tại Phụ lục số 05/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán bao gồm các nội dung cơ bản nêu trên. Trong đó, có ảnh của người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
Do đó, trên giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có ảnh của kế toán viên hành nghề dịch vụ kế toán.
Có ảnh của kế toán viên hành nghề trên giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hay không? (Hình từ Internet)
Kế toán viên hành nghề không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định được không?
Căn cứ theo Điều 67 Luật Kế toán 2015 có quy định về trách nhiệm của kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:
Trách nhiệm của kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán
1. Thực hiện công việc kế toán liên quan đến nội dung dịch vụ kế toán thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Tuân thủ pháp luật về kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán.
3. Chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về nội dung dịch vụ kế toán đã cung cấp và phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
4. Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Tuân thủ sự quản lý nghề nghiệp và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán của Bộ Tài chính hoặc của tổ chức nghề nghiệp về kế toán được Bộ Tài chính ủy quyền.
6. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định nêu trên, kế toán viên hành nghề có các trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện công việc kế toán liên quan đến nội dung dịch vụ kế toán thỏa thuận trong hợp đồng.
- Tuân thủ pháp luật về kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán.
- Chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về nội dung dịch vụ kế toán đã cung cấp và phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
- Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.
- Tuân thủ sự quản lý nghề nghiệp và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán của Bộ Tài chính hoặc của tổ chức nghề nghiệp về kế toán được Bộ Tài chính ủy quyền.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, kế toán viên hành nghề dịch vụ kế toán bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
Cán bộ công an nhân dân có được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hay không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 58 Luật Kế toán 2015 có quy định về đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cụ thể như sau:
Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
...
4. Những người không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân.
b) Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
d) Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo hoặc chưa hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác;
đ) Người bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.
Như vậy, những người theo quy định nêu trên là đối tượng không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
Theo đó, cán bộ công an nhân dân sẽ không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tặng quà tết cho nhân viên, khách hàng có phải xuất hóa đơn không? Hướng dẫn xuất hóa đơn cho quà tết?
- Mẫu cam kết về chất lượng sản phẩm hàng hóa? Tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?
- Mẫu báo cáo khối lượng thi công xây dựng? Khối lượng thi công xây dựng được tính toán như thế nào?
- Mức thưởng định kỳ hằng năm cao nhất cho người lao động hợp đồng 111 thuộc danh sách trả lương của Bộ Nội vụ là bao nhiêu?
- Người lao động có được tham gia quản lý Công ty Mua bán nợ Việt Nam thông qua hình thức tổ chức Công đoàn không?