Chuyển quyền sở hữu chứng khoán thế nào? Thủ tục thực hiện việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán được quy định ra sao?
Nguyên tắc chuyển quyền sở hữu chứng khoán
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 119/2020/TT-BTC thì việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Chuyển quyền sở hữu chứng khoán thông qua các giao dịch mua bán thực hiện qua hệ thống giao dịch chứng khoán;
- Chuyển quyền sở hữu chứng khoán ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán đối với các giao dịch không mang tính chất mua bán hoặc không thể thực hiện được qua hệ thống giao dịch chứng khoán như:
+ Tặng cho, thừa kế chứng khoán theo quy định của Bộ Luật Dân sự;
+ Giao dịch chứng khoán lô lẻ theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
+ Tổ chức phát hành, công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động của công ty; tổ chức phát hành, công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của cán bộ, công nhân viên được mua ưu đãi theo quy định pháp luật về cổ phần hóa; tổ chức phát hành, công ty đại chúng mua lại cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông, mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
+ Chuyển nhượng cổ phiếu của cổ đông sáng lập trong thời gian hạn chế chuyển nhượng;
+ Nhà đầu tư ủy thác chuyển quyền sở hữu chứng khoán của mình sang công ty quản lý quỹ trong trường hợp:
++ Công ty quản lý quỹ nhận quản lý danh mục đầu tư ủy thác bằng tài sản;
++ Công ty quản lý quỹ chuyển quyền sở hữu chứng khoán được ủy thác sang nhà đầu tư ủy thác trong trường hợp có thay đổi điều khoản tương ứng trong hợp đồng ủy thác đầu tư;
++ Công ty quản lý quỹ chuyển quyền sở hữu chứng khoán được ủy thác sang nhà đầu tư ủy thác hoặc công ty quản lý quỹ khác trong trường hợp chấm dứt hợp đồng quản lý danh mục đầu tư; công ty quản lý quỹ giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động hoàn trả nhà đầu tư ủy thác tài sản hoặc chuyển danh mục tài sản sang công ty quản lý quỹ khác quản lý; chuyển quyền sở hữu giữa các công ty quản lý quỹ quản lý tài sản của cùng một nhà đầu tư ủy thác theo yêu cầu của nhà đầu tư đó;
+ Chuyển quyền sở hữu theo bản án, quyết định của tòa án, quyết định của trọng tài hoặc quyết định của cơ quan thi hành án;
+ Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp; góp vốn bằng cổ phần vào doanh nghiệp; tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập; giải thể doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo quy định pháp luật;h) Chào mua công khai; chuyển nhượng vốn nhà nước, doanh nghiệp nhà nước đầu tư tại tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch theo phương thức đấu giá, chào bán cạnh tranh, dựng sổ theo quy định của pháp luật; chuyển quyền sở hữu do cổ đông của công ty đại chúng chào bán chứng khoán ra công chúng thông qua hình thức đấu giá qua Sở giao dịch chứng khoán;
+ Chuyển quyền sở hữu chứng khoán cơ cấu, chứng chỉ quỹ trong giao dịch hoán đổi với quỹ hoán đổi danh mục; chuyển quyền sở hữu chứng khoán phục vụ phát hành hoặc hủy chứng chỉ lưu ký trong giao dịch giữa nhà đầu tư và tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài;
+ Chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước; chuyển quyền sở hữu trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ;
+ Chuyển quyền sở hữu trong hoạt động vay và cho vay chứng khoán gồm:
++ Chuyển quyền sở hữu chứng khoán từ bên cho vay sang bên vay và ngược lại hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản bảo đảm là chứng khoán từ bên vay chứng khoán sang bên cho vay chứng khoán trong trường hợp bên vay bị mất khả năng hoàn trả khoản vay;
++ Chuyển quyền sở hữu chứng khoán để xử lý trường hợp mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán;
+ Chuyển quyền sở hữu do xử lý tài sản bảo đảm là chứng khoán đã đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và thực hiện phong tỏa. Trường hợp chuyển quyền sở hữu chứng khoán liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ chỉ thực hiện sau khi có ý kiến chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
+ Chuyển nhượng cổ phiếu ưu đãi không bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của Luật Doanh nghiệp; chuyển quyền sở hữu chứng khoán do phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình;o) Chuyển quyền sở hữu chứng khoán cơ sở để thực hiện chứng quyền có bảo đảm, hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ theo phương thức chuyển giao chứng khoán cơ sở;
+ Chuyển quyền sở hữu chứng khoán khi thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể quỹ đầu tư chứng khoán; thành lập, tăng vốn điều lệ công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ; tăng, giảm vốn điều lệ quỹ thành viên; chuyển quyền sở hữu chứng khoán khi quỹ trả bằng chứng khoán trong hoạt động mua bán lại của quỹ mở;
+ Chuyển quyền sở hữu cổ phiếu giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau trong trường hợp đã đạt mức tối đa về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với cổ phiếu đó và mức giá thỏa thuận giữa các bên cao hơn giá trần của cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán tại thời điểm thực hiện giao dịch;
+ Các trường hợp chuyển quyền sở hữu chứng khoán khác sau khi có ý kiến chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Chuyển quyền sở hữu chứng khoán
Hồ sơ thực hiện việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán sau khi có ý kiến chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 119/2020/TT-BTC thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét chấp thuận các trường hợp chuyển quyền sở hữu chứng khoán sau khi có ý kiến chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước căn cứ trên một số hoặc toàn bộ các tài liệu sau:
- Công văn đề nghị chuyển quyền sở hữu chứng khoán ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán;
- Hợp đồng giao dịch hoặc giấy tờ thỏa thuận giữa các bên;
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu doanh nghiệp của các bên chuyển quyền sở hữu (đối với tổ chức trong nước) thông qua việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông công ty đại chúng, Ban đại diện quỹ đóng thông qua việc không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai;
- Công văn nêu ý kiến của tổ chức phát hành chứng khoán được chuyển quyền sở hữu về việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán giữa các nhà đầu tư nêu trong hồ sơ;
- Văn bản xác nhận của thành viên lưu ký (trường hợp chứng khoán đã lưu ký) hoặc tổ chức phát hành, công ty đại chúng (trường hợp chứng khoán chưa lưu ký) về số lượng chứng khoán chuyển quyền sở hữu mà các bên chuyển quyền sở hữu hiện đang sở hữu;
- Văn bản của cơ quan quản lý chuyên ngành có ý kiến về việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán của tổ chức phát hành, công ty đại chúng hoạt động trong lĩnh vực mà pháp luật chuyên ngành quy định phải có ý kiến;
- Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ tương đương của các bên chuyển quyền sở hữu (nếu là tổ chức); giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là cá nhân);
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp;
- Giấy ủy quyền hoặc tài liệu chứng minh thẩm quyền ký kết hợp đồng giao dịch;
- Văn bản của các bên chuyển quyền sở hữu làm rõ các nội dung liên quan đến việc công bố thông tin, chào mua công khai, thanh toán không dùng tiền mặt, nguồn vốn đảm bảo thanh toán và các nội dung khác theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Thủ tục thực hiện việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán được quy định như thế nào?
Theo quy định của khoản 4 Điều 6 Thông tư 119/2020/TT-BTC thì thủ tục thực hiện việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán phải theo trình tự sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ gốc bằng tiếng Việt hoặc gửi qua đường bưu điện cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
- Trường hợp các tài liệu trong hồ sơ là bản sao thì phải là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc bản sao đã được đối chiếu khớp đúng với bản chính.
- Tài liệu được lập bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm bản dịch chứng thực sang tiếng Việt bởi cơ quan có thẩm quyền; những tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp hoặc xác nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Bước 2: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản gửi yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Bước 3: Chấp thuận hoặc từ chối chuyển quyền sở hữu chứng khoán
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, tài liệu hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối chuyển quyền sở hữu chứng khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?